Tránh dàn trải, manh mún trong đầu tư công trung hạn

PV
24/07/2021 - 13:13
Tránh dàn trải, manh mún trong đầu tư công trung hạn

Đại biểu Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, phát biểu tại tổ sáng 24/7. Ảnh T.C

Tiếp tục chương trình làm việc sáng 24/7, Quốc hội xem xét Tờ trình của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Tiếp tục chương trình làm việc sáng 24/7, Quốc hội xem xét Tờ trình của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu của giai đoạn này là tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại đầu tư công theo hướng giảm tỷ trọng vốn đầu tư công trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, xây dựng cơ chế thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước, hoàn thiện cơ bản kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo chuyển biến rõ nét trong đột phá chiến lược về hạ tầng trong nhiệm kỳ. Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công bình quân giai đoạn 2021-2025 trên 90%; số dự án hoàn thành trong giai đoạn chiếm trên 80% tổng số dự án được bố trí vốn.

Chính phủ cũng trình Quốc hội thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn, trong đó thông qua danh mục 3 Chương trình mục tiêu quốc gia với tổng số vốn NSTW chi cho đầu tư là 100.000 tỷ đồng (phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 50.000 tỷ đồng; xây dựng nông thôn mới 30.000 tỷ đồng; giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững 20.000 tỷ đồng).

Cũng tại phiên làm việc buổi sáng, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Phát biểu tại Tổ 20, Đại biểu Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, đề nghị: Trong thời gian tới, Chính phủ cần có những kế hoạch cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, như thủ tục còn rườm rà làm kéo dài thời gian, lỡ thời cơ trong việc triển khai các dự án đầu tư công ở các địa phương. Trong báo cáo, Chính phủ cũng đã chỉ ra 5 quan điểm chỉ đạo trong thời gian tới là rất đầy đủ, "vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ tổ chức thực hiện, khắc phục thế nào".

Trong thời gian tới, Đại biểu Hà Thị Nga kiến nghị, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả, thực chất hơn nữa việc phân cấp và giao quyền cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai các Chương trình, dự án đầu tư công. Đồng thời cân đối nguồn lực để khắc phục cho được tình trạng dàn trải, manh mún, nhỏ giọt, khiến cho việc tổ chức triển khai gặp khó khăn, giảm đi hiệu quả kinh tế. Dự án kéo dài sẽ ảnh hưởng tới người dân trong vùng dự án phải thực hiện các khâu về giải phóng mặt bằng, đền bù, sẽ khéo theo những khó khăn cho đơn vị tổ chức triển khai.

Bên cạnh đó, cũng cần tập trung đầu tư cho một số vùng trọng điểm. Đại biểu Hà Thị Nga bày tỏ đồng tình với Chính phủ trong việc quyết liệt cắt giảm các dự án lớn trong giai đoạn trước để tập trung nguồn lực, đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả hơn trong việc triển khai các dự án đầu tư công.

Đồng thời cũng mong các Bộ ngành ở Trung ương có sự phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa để giải quyết những khó khăn về thủ tục, trình tự cho việc đầu tư các công trình, dự án của đầu tư công trung hạn được hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới.

Cần cân đối nguồn lực, tránh trạng dàn trải, manh mún trong đầu tư công trung hạn - Ảnh 1.

Toàn cảnh họp Tổ 20 gồm các đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Long An, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long. Ảnh quochoi.vn

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, trong thời gian qua (giai đoạn 2016-2020), kế hoạch đầu tư công trung hạn lần đầu tiên được triển khai thực hiện, là bước đổi mới quan trọng trong quản lý tài chính, ngân sách, đầu tư công trên cơ sở gắn kết giữa kế hoạch trung hạn 5 năm và dự toán hàng năm.

Tuy nhiên, kế hoạch đầu tư công trung hạn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: nhiều dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm chậm tiến độ, một số công trình phải điều chỉnh tổng mức đầu tư quá lớn; nhiều trường hợp bố trí vốn không đúng tiến độ, nhiều dự án chưa đủ thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư công; việc giải ngân còn chậm, nhất là các dự án sử dụng vốn ODA.... 

 Ủy ban Tài chính-Ngân sách cũng cơ bản nhất trí về danh mục và tổng vốn đầu tư dành cho các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), tuy nhiên, việc hoàn thành thủ tục triển khai các CTMTQG cho đến nay là quá chậm. Đồng thời, đề nghị Chính phủ rà soát lại nhiệm vụ, mục tiêu, đối tượng, địa bàn để bảo đảm không trùng lắp, gây lãng phí ngân sách. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm