pnvnonline@phunuvietnam.vn
Trào lưu dùng mật ong giúp giảm dị ứng theo mùa, lợi hay hại?
Dị ứng theo mùa xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phát hiện ra trong không khí có thành phần kích thích tay, chân, mắt, mũi, miệng và thường xảy ra theo mùa. Đa số các bệnh dị ứng với phấn hoa, hệ miễn dịch sẽ coi đây là người lạ và tạo ra các kháng thể để tấn công lại.
Dị ứng theo mùa có thể gây viêm mũi, viêm đường hô hấp với các biểu hiện như chảy nước mắt và ngứa mắt, chảy nước mũi, viêm họng, ho khan, khó thở… và xuất hiện cao điểm trong mùa xuân và mùa thu.
Để chữa bệnh dị ứng theo mùa, nhiều người đã lan truyền tai nhau phương pháp dùng mật ong chưa qua chế biến (mật ong thô) để chữa lành các triệu chứng khó chịu do dị ứng theo mùa gây ra, điều này vô tình gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe.
Đọc thêm:
Dị ứng đang vào mùa, cần phân biệt với triệu chứng COVID-19
1. Mật ong có giúp giảm dị ứng?
Mật ong là một loại thực phẩm quen thuộc với rất nhiều đặc tính tuyệt vời như kháng khuẩn, kháng viêm, làm lành vết thương và hỗ trợ điều trị các vấn đề về da như dị ứng da, nổi mật đỏ, mụn viêm hay sần ngứa…
Nhiều người tin rằng các đặc tính tốt của mật ong sẽ giúp làm dịu các triệu chứng dị ứng khi ăn hay pha nước uống, nhất là mật ong chưa qua chế biến. Loại mật ong này vẫn còn chứa 1 lượng nhỏ phấn hoa, khi vào cơ thể sẽ kích thích kháng thể sinh ra để chống lại phấn hoa đó, đồng thời giúp giảm thiểu các triệu chứng dị ứng theo mùa. Phương pháp này được gọi là giải mẫn cảm với chất dị ứng.
Với phương pháp điều trị này, cơ thể sẽ tiếp xúc 1 lượng nhỏ chất gây dị ứng, khi thường xuyên tiếp xúc, các tế bào miễn dịch sẽ trở nên mẫn cảm và ít có khả năng gây ra dị ứng trở lại.
Ngoài ra, nhiều tài liệu nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mật ong chưa qua chế biến có tác dụng giảm ho và chống viêm, điều này không có gì ngạc nhiên khi chúng được coi là có tác dụng giảm dị ứng.
2. Mật ong có giúp giảm dị ứng theo mùa không?
Mật ong không giúp giảm dị ứng!
Trên thực tế, việc mật ong thô chưa qua chế biến vẫn chưa được chứng minh bằng các số liệu, báo cáo khoa học. Không có sự khác biệt giữa những người bị dị ứng ăn mật ong thô hay người bị dị ứng không ăn mật ong sẽ làm giảm tác dụng của dị ứng theo mùa.
Trong khi đó, mật ong chưa qua chế biến không thể xác định được có phải từ loại hoa gây dị ứng cho người tiếp xúc hay không, và không thể kích thích hệ miễn dịch của bạn như các loại phấn hoa khác.
Nguy hiểm hơn, nếu bạn lạm dụng mật ong thô quá nhiều còn trực tiếp làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng đang gặp phải.
3. Tác hại khi ăn mật ong chưa qua chế biến
Một số trường hợp, ăn mật ong thô chưa chế biến làm nặng thêm các dấu hiệu dị ứng, thậm chí còn bị phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ.
Đối với những người bị nhạy cảm với dị ứng, chỉ cần nhấp nhẹ 1 chút mật ong thô có thể dẫn đến phản ứng dị ứng ngay lập tức nếu người đó bị dị ứng mật ong. Các bộ phận có làn da mỏng như miệng, da, cổ họng sẽ nổi mề đay, ngứa hoặc sưng tấy tại chỗ tiếp xúc. Ngoài ra, một số bào tử nấm mốc, vi khuẩn và các tác nhân môi trường được tìm thấy trong mật ong chưa qua chế biến.
Ngoài ra, mật ong không nên dùng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi, vì các bào tử, vi khuẩn có thể gây độc cho bé. Ngay cả mật ong qua xử lý cũng còn tồn đọng chất này. Vì vậy, bố mẹ cần hết sức lưu ý.
4. Lời khuyên cho người bị dị ứng theo mùa
Bác sĩ thường khuyến khích việc giảm nguy cơ dị ứng theo mùa. Một số mẹo hữu ích có thể giúp bạn ngăn chặn tình trạng này gồm:
Ở trong nhà ngày hanh khô, nhiều gió. Thời gian tốt nhất để đi ra ngoài là sau một cơn mưa lớn, vì nước mưa giúp làm sạch phấn hoa từ không khí;
Không cắt cỏ, cỏ dại và công việc làm vườn khác khuấy động các chất gây dị ứng;
- Hủy bỏ quần áo bạn đã mặc bên ngoài và tắm rửa sạch phấn hoa ra khỏi làn da và mái tóc;
- Không treo quần áo giặt bên ngoài-phấn hoa có thể dính vào khăn trải giường và khăn tắm;
- Đeo mặt nạ phấn hoa nếu bạn làm việc bên ngoài.
Ngoài ra, việc tiêu thụ mật ong nguyên chất đã qua xử lý sẽ giúp các vấn đề dị ứng giảm nhẹ đi nhưng mỗi ngày tiêu thụ không quá 15ml mật ong.
Luôn mang theo bên mình thuốc chữa dị ứng của bạn đề phòng trường hợp dùng mật ong mà không hiệu quả.
Kiểm tra cơ thể định kỳ tại các trung tâm y tế để chắc chắn rằng việc dị ứng theo mùa được giảm bớt.
Dị ứng theo mùa nên ăn gì?
- Hoa quả và rau có màu xanh, giàu vitamin C và E như bông cải xanh, bí xanh, cà chua giúp giảm các triệu chứng dị ứng theo mùa, bệnh hen suyễn, sưng phù đường hô hấp.
- Các loại ngũ cốc: Các loại hạt, đậu, tốt cho tim và đường hô hấp.
- Cá ngừ, cá hồi giúp giảm nguy cơ bị dị ứng
- Gừng, củ nghệ có tác dụng chống viêm, sưng phù do viêm mũi dị ứng