Thứ sáu, 13/12/2024
Ít mâyHà Nội
15° - 17°C

Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại và mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh

Linh San
15/07/2020 - 16:00
Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại và mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh
Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại và mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh như thế nào? Do nếu như trẻ bị ọc sữa quá nhiều lần và thường xuyên sẽ khiến trẻ mệt mỏi, ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe, hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ cần biết cách xử lý và khắc phục ngay để hạn chế tình trạng này. 

Theo chia sẻ của Bác sĩ Đoàn Thị Mai - Nghiên cứu sinh tiến sĩ dinh dưỡng và miễn dịch nhi khoa - Khoa y - Bệnh viện Đại học Tổng hợp Sankt-Petersburg (Nga) thì tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục là khá phổ biến. Rất nhiều bé 6 tháng tuổi bị ọc sữa và khoảng dưới độ tuổi này cũng gặp phải tình trạng tương tự. Trẻ vừa bú xong thì bị ọc sữa và trớ ra hoặc cũng có thể bị trớ ra những "cục sữa" (sữa vón cục) do đã được tiêu hóa một phần trong dạ dày. 

Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại và mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh - Ảnh 1.

Trẻ sơ sinh khi bú xong thường bị ọc sữa. (Ảnh minh họa)

Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại?

Rất nhiều mẹ thường bối rối và lo lắng nên luôn cố gắng "ép" con bú sữa lại với hi vọng con sẽ nạp đủ dinh dưỡng hoặc bù lại một chút dinh dưỡng sau khi đã bị trớ ra. Tuy nhiên, khi trẻ đã bị ọc sữa thì gần như trẻ sẽ chưa thể nạp thêm bất kỳ loại dinh dưỡng nào vào cơ thể. đặc biệt là những trẻ ọc sữa phun như vòi rồng. 

Đối với vấn đề trẻ bị ọc sữa bao lâu cho bú lại, theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi khi trẻ vừa bị ọc sữa xong, mẹ cần phải lau sạch khoang miệng cho bé và cho trẻ uống một chút nước để giúp làm sạch miệng. Trong một số trường hợp, mẹ cần phải hút sạch sữa để  tránh cho sữa tràn vào phổi, gây bệnh viêm tai giữa hoặc viêm phổi. 

Dù bé bị ọc sữa nhưng vẫn đòi bú, mẹ cũng nên lưu ý phải để trẻ nghỉ ngơi vì mỗi lần bị ọc sữa, chắc chắn trẻ sẽ rất mệt, hệ tiêu hóa cũng trở nên yếu hơn. Nếu như cho trẻ bú tiếp sữa tiếp sẽ khiến cho trẻ có nguy cơ bị trớ tiếp hoặc cảm thấy sợ hãi. Rất nhiều trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục do khi vừa bị trớ xong, mẹ lại cho bú tiếp. Theo đó, mẹ nên cho bé bú sữa tiếp khi trẻ đã nghỉ ngơi khoảng từ 30 phút - 1 tiếng. 

Trẻ bị ọc sữa có nguy hiểm không?

Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi trẻ bị ọc sữa, nôn trớ liên tục chính là gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, chướng bụng... khiến trẻ suy dinh dưỡng và giảm hấp thụ. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa không những ảnh hưởng đến dinh dưỡng trẻ hấp thụ, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. 

Không những thế, nhiều trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục thường sẽ dễ gặp phải tình trạng bị biếng ăn, sợ ăn do bị khó chịu, mệt mỏi sau mỗi lần trớ xong. Nôn trớ, ọc sữa nhiều lần khiến nhiều trẻ không muốn ăn tiếp, thường xuyên khó ngủ, quấy khóc... Có rất nhiều bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn là do tình trạng ọc sữa kéo dài. 

Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại và mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh - Ảnh 2.

Nôn trớ, ọc sữa nhiều lần khiến nhiều trẻ không muốn ăn tiếp, thường xuyên khó ngủ, quấy khóc... (Ảnh minh họa)

Trong trường hợp trẻ bị ọc sữa rồi sặc sữa lên mũi, nếu thỉnh thoảng mới bị lên mũi 1 lần hoặc một vài lần thì mẹ cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bị sặc lên mũi nhiều lần, kèm theo dấu hiệu khó thở thì cha mẹ cần phải thực sự lưu ý vì có thể sẽ gây kích ứng niêm mạc mũi, làm mũi bị đau nhức trong thời gian dài. 

Mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh 

Mỗi khi thấy trẻ sơ sinh bị ọc sữa ở cả đường miệng và mũi, không ít mẹ sẽ thấy hoảng loạn mà bế thốc bé dậy nhưng cách này sẽ khiến cho bé cảm thấy khó chịu hơn. Lúc này, việc của mẹ là cần phải thực sự bình tĩnh, đặt bé nằm nghiêng sang một bên giúp bé cho sữa trào ra khỏi khóe miệng. Nếu như bé bị trớ rồi sặc lên mũi, mẹ phải hút mũi ngay cho bé, hút thật sạch đờm, cặn sữa trong mũi bé.

Ngoài ra, để giảm tình trạng ọc sữa cho bé sơ sinh, mẹ nên thực hiện một số cách sau:

- Thực hiện chia nhỏ những bữa ăn theo từng giờ ăn nhất định. Mỗi lần ăn, không nên cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá no. 

- Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn và sữa mẹ nhiều, chảy nhanh ào ạt, mẹ hãy dùng 2 ngón tay kẹp nhẹ đầu ti giúp sữa chảy chậm hơn và giúp trẻ không bị sặc hoặc nuốt quá nhanh. 

- Đối với trẻ bú bình, tư thế để trẻ bú bình tốt nhất là tạo góc nghiêng 45 độ và dùng loại núm ti chống sặc giúp trẻ không bị hút quá nhiều khí thừa. 

Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại và mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh - Ảnh 3.

Mẹ cần phải biết cách để tránh tình trạng ọc sữa dành cho bé. (Ảnh minh họa)

- Đặt trẻ bú sữa tại nơi thông thoáng, yên tĩnh, không được cười đùa quá nhiều sau khi trẻ vừa bú xong. 

- Mỗi lần trẻ bú xong, mẹ hãy bế vác bé lên và vỗ ợ hơi trẻ tối thiểu khoảng 10 phút rồi mới nhẹ nhàng đặt trẻ xuống giường. 

Khi nào nên cho trẻ bị ọc sữa đi gặp bác sĩ?

Nếu như mẹ đã tìm được câu trả lời đối với câu hỏi "trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại" thì việc tiếp theo là hãy lưu tâm đến vấn đề khi nào nên cho trẻ đi gặp bác sĩ. Mặc dù tình trạng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị ọc sữa là khá nhiều nhưng khi nhận thấy trẻ bị ọc sữa, nôn trớ thường xuyên dù đã thực hiện mọi cách thì cha mẹ nên nghĩ ngay đến việc cho trẻ đến gặp bác sĩ. 

Bên cạnh đó, cần phải chú ý đến tình trạng trẻ bị ọc sữa kéo dài trong 12 giờ kèm theo các biểu hiện khác như mệt mỏi, quấy khóc, ngủ li bì, đau, khó chịu, nôn trớ dịch xanh, bụng đầy hơi... thì phải đưa đến bác sĩ ngay để tìm nguyên nhân. 

"My Baby Vomited Their Milk — Should I Continue Feeding?", Healthy Line

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm