pnvnonline@phunuvietnam.vn
Trẻ đau chân có phải xương đang dài ra, cha mẹ cần biết những điều này khi chăm con
"Mẹ, chân con đau quá".
"Không sao đâu con, con đang lớn mà".
Đứa trẻ bị đau ở khớp gối, chi dưới nhưng không có chấn thương. Liệu cơn đau này có liên quan tới việc xương đang dài ra, trẻ đang phát triển chiều cao?
Trên thực tế, có một hiện tượng sinh lý xảy ra ở trẻ trong độ tuổi đang lớn gọi là đau tăng trưởng. Đau tăng trưởng là một hiện tượng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trong giai đoạn từ 3 -5 tuổi và từ 8 -12 tuổi, khi cơ thể của trẻ dần trưởng thành và phát triển nhanh chóng.
Đau tăng trưởng thường xuất hiện vào đêm khuya hoặc vào buổi tối, tập trung ở vùng đầu gối, mắt cá chân, hoặc cẳng chân, sau vài phút đến vài giờ có thể tự khỏi, cơn đau nhẹ, lúc ngắt quãng không có cảm giác khó chịu, hầu như không ảnh hưởng đến các hoạt động ban ngày.
Tuy nhiên, đau tăng trưởng không phải là bệnh và không gây tổn thương đến sức khỏe của trẻ. Nó chỉ là một triệu chứng thường gặp và thường tự biến mất mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, nếu đau tăng trưởng xảy ra quá thường xuyên, kéo dài hoặc có những triệu chứng khác đi kèm, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra và tránh bỏ qua các vấn đề sức khỏe khác.
Tại sao có sự xuất hiện của hiện tượng "đau tăng trưởng"?
1. Không đồng bộ trong sự phát triển của cơ xương
Ở trẻ em từ 2 đến 12 tuổi, sự phát triển của xương rất nhanh chóng nhưng cơ bắp, gân và mô mềm xung quanh chi dài phát triển chậm hơn, dẫn đến đau do căng thẳng do tốc độ phát triển khác nhau.
2. Sự thay đổi trong sự trao đổi chất ở xương
Thiếu canxi có thể dẫn đến tăng tính kích thích thần kinh, làm tăng độ nhạy cảm, dẫn đến đau xung quanh khớp gối.
3. Vận động quá mức
Trẻ em thường vận động nhiều hơn so với người lớn. Tuy nhiên, vận động quá mức có thể dẫn đến đau cơ.
4. Khuyết tật ở chân
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đau tăng trưởng có thể do các khuyết tật như bàn chân bẹt, gối cong về phía trước, vẹo đầu gối hoặc chiều dài các chi không bằng nhau.
5. Tâm lý
Nghiên cứu cho thấy, một số trẻ bị đau tăng trưởng không chỉ có đau chân mà còn có những triệu chứng khác như đau bụng tái phát, tâm trạng tiêu cực, thiếu tập trung và vấn đề hành vi. Những yếu tố tâm lý xã hội cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau tăng trưởng.
Làm thế nào để nhận biết "đau tăng trưởng"?
Đau tăng trưởng có những đặc điểm dễ nhận biết dưới đây:
- Cơn đau xảy ra chủ yếu vào ban đêm
Đặc điểm chính của đau tăng trưởng là nó hầu như chỉ xảy ra vào ban đêm, cơn đau thường kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Ngoài ra, đau tăng trưởng không lây lan từ một vị trí này sang một vị trí khác.
- Chủ yếu là đau cơ
Đau tăng trưởng chủ yếu là đau ở các vị trí cơ bắp, không phải đau sâu bên trong xương. Ngoài ra, vị trí đau của đau tăng trưởng không có dấu hiệu viêm hoặc sưng đỏ.
- Đau chi dưới
Cơn đau xảy ra ở vùng cẳng chân và mặt trước khớp gối nhưng không rõ vị trí đau tái phát. Cơn đau thường tự khỏi, không có cảm giác khó chịu và không cản trở các hoạt động bình thường.
Đau đầu gối ở trẻ em là vấn đề gì?
Bên cạnh đau tăng trưởng, đau đầu gối ở trẻ em có thể là những vấn đề dưới đây:
- Viêm lồi củ trước xương chày
Đa số tình trạng này xuất hiện ở lứa tuổi thanh thiếu niên, tỷ lệ mắc ở bé trai cao hơn nhiều so với bé gái, đặc biệt ở những trẻ có thói quen yêu thích thể thao ở các môn như chạy nhảy, bóng đá, bóng rổ.
- Thoái hóa sụn đầu xương đùi
Tình trạng này còn gọi là bệnh Perther, viêm xương sụn đùi,… cơn đau rất dữ dội kéo dài, đau liên tục trong ngày.
- Bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu cũng có thể gây đau nhức chi dưới ở trẻ em, do tủy xương của bệnh nhân ung thư máu sưng lên sẽ kéo căng màng xương gây đau nhức xương, đặc biệt là phần dưới đầu gối nên thường bị chẩn đoán nhầm.
Tóm lại, đau tăng trưởng nếu có kèm theo cách dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần sớm đưa con tới bệnh viện khám để điều trị.