Theo điều tra gần đây của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tình trạng trẻ ít vận động đang có xu hướng gia tăng. Đáng báo động, có đến 34-36% trẻ ở lứa tuổi 13-15, dành 3 giờ một ngày khi ở nhà cho các hoạt động tư thế ngồi như ăn, xem tivi, chơi điện tử… Với trẻ 16-17 tuổi, tỷ lệ này thậm chí lên đến 50%.
Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, số thời gian ngồi như vậy của trẻ khi ở nhà là quá nhiều. Đó là chưa kể thời gian trẻ ngồi ở lớp học, trung bình là từ 4-8 giờ mỗi ngày. Đáng lẽ khi về nhà, trẻ cần phải tận dụng thời gian để vận động tay chân, thể lực… thì trẻ lại ngồi.
Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, số thời gian ngồi như vậy của trẻ khi ở nhà là quá nhiều. Đó là chưa kể thời gian trẻ ngồi ở lớp học, trung bình là từ 4-8 giờ mỗi ngày. Đáng lẽ khi về nhà, trẻ cần phải tận dụng thời gian để vận động tay chân, thể lực… thì trẻ lại ngồi.
Khi ngồi trước máy tính, trước màn hình nhiều, khả năng tiêu hao năng lượng của trẻ đã rất ít. Song đôi khi, trẻ còn vừa xem vừa nạp năng lượng bằng cách ăn vặt bim bim, bánh kẹo… nên càng khiến cho năng lượng bị dư thừa.
Mặt khác, cùng với tình trạng giảm vận động, tỷ lệ tiêu thụ đồ uống có ga và các thức ăn nhanh, giàu năng lượng của trẻ em cũng tăng cao. Theo khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia đối với lứa tuổi 13-15, tỷ lệ trẻ uống đồ uống có ga (thức uống nhiều đường, giàu năng lượng) ít nhất 1 lần trong ngày là 15,5%, đặc biệt ở trẻ trai tỷ lệ này là 22%.
Ngồi và ăn vặt nhiều khiến trẻ thừa năng lượng, béo phì |
Dinh dưỡng, vận động không hợp lý là điều tất yếu dẫn đến hậu quả xấu cho sức khỏe của trẻ hiện tại và cả tương lai. Trong đó, vấn đề dễ thấy nhất là tỷ lệ béo phì ở trẻ đang tăng nhanh chóng. Tại Hà Nội, kết quả điều tra năm 2013 trên 2.375 trẻ ở độ tuổi từ 4-9 ở một số trường mẫu giáo và trường tiểu học thuộc quận Hoàn Kiếm cho thấy, tỷ lệ thừa cân béo phì của trẻ là 39,9% (tỷ lệ thừa cân là 21,9% và tỷ lệ béo phì là 18%).
Theo TS Lê Thị Bạch Mai, mấy năm gần đây, tuy chưa có thông kế mới về tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì tại Hà Nội nhưng con số này, không chỉ ở Thủ đô, có xu hướng ngày càng tăng. Nguyên nhân là điều kiện sống càng tốt lên, trẻ em càng có xu hướng được chăm sóc quá kỹ lưỡng: Sống trong phòng điều hòa, không toát mồ hôi; quạt tay được thay bằng quạt điện; ngoài giờ đi học thì không phải làm việc nhà, tham gia sản xuất như trước đây mà lại ngồi xem ti vi, chơi game... Sự tiêu hao năng lượng giảm, cộng thêm thực hành dinh dưỡng không hợp lý, cha mẹ thường chiều trẻ, cho trẻ sử dụng nhiều thức ăn nhanh, thức uống nhiều năng lượng... dẫn đến trẻ bị thừa cân béo phì.
Trẻ béo phì sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật khác: Gan nhiễm mỡ, lâu dài ảnh hưởng chức năng gan; chít hẹp đường thở khiến trẻ thiếu ô xy, dẫn đến ngủ không sâu, ngủ kém giảm khả năng tăng trưởng chiều cao; khi trẻ béo phì, trọng lượng nặng gây quá tải khớp gối, dễ dẫn đến bệnh về cơ xương khớp…
Trẻ béo phì sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật khác: Gan nhiễm mỡ, lâu dài ảnh hưởng chức năng gan; chít hẹp đường thở khiến trẻ thiếu ô xy, dẫn đến ngủ không sâu, ngủ kém giảm khả năng tăng trưởng chiều cao; khi trẻ béo phì, trọng lượng nặng gây quá tải khớp gối, dễ dẫn đến bệnh về cơ xương khớp…
Đặc biệt, trẻ bị thừa cân béo phì ở tuổi ấu thơ rất dễ lặp tình trạng này khi trưởng thành, để lại nhiều hậu quả như: Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch và bệnh mãn tính khác. Thậm chí, khiến trẻ sớm mắc các bệnh này ngay từ khi còn nhỏ. Bởi trong thực tế, tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã ghi nhận trẻ béo phì, mắc đái tháo đường khi mới 11-12 tuổi.
“Kiểm soát béo phì không chỉ là chế độ ăn, mà trẻ còn cần được vận động. Bên cạnh đó, việc tăng vận động thể lực cũng là một yếu tố để trẻ tăng trưởng chiều cao, phát triển triển thể lực. Do đó, ăn uống hợp lý, lối sống năng động, tăng vận động không chỉ là thực hành ở nhà trường mà các bậc cha mẹ cũng phải lưu ý để trẻ có được sự phát triển tốt nhất”, PGS Lê Bạch Mai khuyến cáo.
Từ năm 2009 đến năm 2014, học sinh phổ thông các bậc học bị thừa cân, béo phì đã tăng vọt từ 18,6% lên 41,1%. Ở trẻ dưới 5 tuổi, thừa cân, béo phì chiếm 21,9%; lứa tuổi tiểu học, con số này lên đến 51,8%; độ tuổi THCS là 33,5% và THPT có 19,5% học sinh bị thừa cân, béo phí. Xét theo giới thì tình trạng thừa cân, béo phì ở nam sinh nhiều hơn nữ sinh, với tỉ lệ 48,9% ở nam và 33,8% ở nữ. |