Các phụ huynh học sinh (PHHS) đều cho biết, cường độ tại lớp nâng cao (đúng nghĩa) cao hơn và cạnh tranh khốc liệt hơn. Con họ hôm nào cũng phải học đến rất khuya nếu muốn theo kịp các bạn trong lớp. Chưa kể, mô hình lớp nâng cao sẽ có sự... thanh lọc HS hàng năm.
Khi học tại mô hình lớp nâng cao của các trường, ngoài chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT, HS sẽ học thêm các nội dung nâng cao theo khối đã chọn.
Năm nay, theo quy định của Bộ GD&ĐT, các trường THCS không được tổ chức thi đánh giá để xếp lớp HS. Như vậy sẽ không có mô hình lớp chọn trong trường THCS. Tuy nhiên, một số PHHS vẫn quả quyết có... “lớp chọn ngầm” và tìm mọi cách để “chạy” cho con vào các lớp đó.
Khi học tại mô hình lớp nâng cao của các trường, ngoài chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT, HS sẽ học thêm các nội dung nâng cao theo khối đã chọn.
Vậy nhưng, PHHS đều chú ý đến thông báo về việc chọn HS vào lớp trọng điểm bởi theo họ, khi con được học nâng cao thì chắc chắn sau này cơ hội trúng tuyển đại học sẽ rất cao.
Trong số 18 lớp 10, trường Phú Nhuận (TP.HCM) sẽ chọn 9 lớp trọng điểm, gồm 3 lớp nâng cao Toán - Lý - Hóa (khối A), 3 lớp nâng cao Toán - Lý - Anh (khối A1), 2 lớp nâng cao Toán - Văn - Anh (khối D) và 1 lớp tăng cường tiếng Anh dành cho HS có học tăng cường tiếng Anh ở bậc THCS hoặc có bằng B, C, IELTS...
Trong số 18 lớp 10, trường Phú Nhuận (TP.HCM) sẽ chọn 9 lớp trọng điểm, gồm 3 lớp nâng cao Toán - Lý - Hóa (khối A), 3 lớp nâng cao Toán - Lý - Anh (khối A1), 2 lớp nâng cao Toán - Văn - Anh (khối D) và 1 lớp tăng cường tiếng Anh dành cho HS có học tăng cường tiếng Anh ở bậc THCS hoặc có bằng B, C, IELTS...
Tiêu chí lựa chọn HS vào lớp nâng cao gồm tổng điểm tuyển sinh vào lớp 10, điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 môn tiếng Anh (đối với lớp tăng cường tiếng Anh) hoặc môn Toán (đối với lớp trọng điểm còn lại).
Ngoài ra, thí sinh phải làm bài kiểm tra đầu vào môn Toán hoặc môn tiếng Anh (do nhà trường ra đề). Nhiều PHHS cho biết, khi con được học nâng cao theo khối thi từ lớp 10 thì chắc chắn sau này cơ hội trúng tuyển đại học sẽ rất cao.
Áp lực học hành khiến nhiều học sinh mệt mỏi. Ảnh minh họa: Quý Đoàn
Ngoài ra, thí sinh phải làm bài kiểm tra đầu vào môn Toán hoặc môn tiếng Anh (do nhà trường ra đề). Nhiều PHHS cho biết, khi con được học nâng cao theo khối thi từ lớp 10 thì chắc chắn sau này cơ hội trúng tuyển đại học sẽ rất cao.
Tương tự, trường THPT Bùi Thị Xuân (TPHCM) thông báo, năm nay cũng có mô hình lớp chọn theo các khối xét tuyển vào đại học như lớp Toán, Lý, Hóa, Sinh (khối A và B), lớp Toán, Lý, Văn, Ngoại ngữ (khối A1 và D), lớp Toán, Lý, Văn, Anh (A2 và D).
HS muốn được vào lớp chọn, ngoài việc xét học bạ THCS và điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 thì còn phải trải qua kỳ kiểm tra đầu năm lớp 10 theo đề của trường.
Chị Phạm Thu Hà có con đang học tại lớp tăng cường tiếng Anh của trường phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội) năm nay cũng đăng ký cho đứa con thứ 2 vào trường. Một lần nữa, chị lại muốn con phải vào được lớp nâng cao với suy nghĩ: “Đã đi học thì phải vào lớp chọn, vì như vậy các con sẽ được học với giáo viên giỏi và chương trình nâng cao”.
Không phủ nhận vai trò lớp chọn nhưng theo cô giáo Lê Hồng Hoa, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Hà Nội): Khi quyết định cho con thi vào lớp chọn, cha mẹ nên căn cứ vào năng lực, sở trường cũng như nhu cầu, nguyện vọng của con. Nếu con không thích hợp với mô hình lớp chọn mà ép con học thì lợi bất cập hại.
Tôi có đứa cháu từng thi đỗ vào lớp nâng cao. Tuy nhiên, do năng lực học không quá xuất sắc nên cháu luôn ở nhóm cuối lớp. Điều này khiến cháu mất tự tin và thấy chán nản. Năm học vừa rồi, tôi khuyên bố mẹ cháu chuyển con ra lớp thường, sau đó cháu đã nằm trong nhóm HS khá giỏi của lớp. Quan trọng là cháu đã vui vẻ trở lại, không còn áp lực với việc học như trước – cô Hoa chia sẻ.
Thầy Đặng Đình Đại (nguyên Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội): HS khá giỏi học nâng cao không phải là xấu. Vấn đề là cha mẹ đừng nghĩ con cứ phải vào học lớp chọn, trường chuyên thì mới giỏi, vì thực tế có rất nhiều thủ khoa đại học học ở trường làng. Nếu trẻ đã có khả năng và nỗ lực, thì dù học ở đâu cũng vẫn sẽ thành công. Quan trọng là cha mẹ tìm môi trường học phù hợp với năng lực, nguyện vọng của con.
Thầy Đặng Đình Đại (nguyên Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội): HS khá giỏi học nâng cao không phải là xấu. Vấn đề là cha mẹ đừng nghĩ con cứ phải vào học lớp chọn, trường chuyên thì mới giỏi, vì thực tế có rất nhiều thủ khoa đại học học ở trường làng. Nếu trẻ đã có khả năng và nỗ lực, thì dù học ở đâu cũng vẫn sẽ thành công. Quan trọng là cha mẹ tìm môi trường học phù hợp với năng lực, nguyện vọng của con.
Năm nay, theo quy định của Bộ GD&ĐT, các trường THCS không được tổ chức thi đánh giá để xếp lớp HS. Như vậy sẽ không có mô hình lớp chọn trong trường THCS. Tuy nhiên, một số PHHS vẫn quả quyết có... “lớp chọn ngầm” và tìm mọi cách để “chạy” cho con vào các lớp đó.
Chị Vũ Thu Nga (thị trấn Cồn, Hải Hậu, Nam Định): Tôi sẽ không bao giờ “chạy” cho con vào lớp chọn. Theo tôi, lớp chọn đúng nghĩa phải là lớp “đầu tầu”, tập hợp những HS giỏi thật sự. Song, một khi Bộ GD&ĐT đã yêu cầu bỏ thi đánh giá để phân loại HS với những cấp học dưới thì tốt nhất là PHHS nên yên tâm. Nhiều khi “cơn sốt” lớp chọn là do PHHS tự bảo nhau. Tôi thấy có người kể, “chạy” cho con vào lớp chọn hết gần 20 triệu đồng. Nếu vậy thì đó là chọn bố mẹ chứ không phải chọn HS. |