Bác sĩ Lê Sĩ Trung, Ủy viên BCH Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam, cho biết: Loãng xương là quá trình biến đổi về chất lượng và số lượng của xương dẫn đến việc xương mất đi độ vững chắc và xương trở nên rất dễ gãy, dù chỉ với những tác động rất nhẹ. Chị em có thể gãy đầu dưới 2 xương cẳng tay chỉ vì xách một xô nước nhẹ.
Trong khi đó, khả năng mắc sỏi tiết niệu ở nhóm tuổi trên 50 (độ tuổi thường bị loãng xương) lại tỷ lệ thuận với tuổi tác. Bởi tình trạng tiêu xương chính là sự chuyển hóa canxi từ xương vào máu rồi thải vào nước tiểu, khiến nồng độ canxi trong nước tiểu tăng cao. Sự ứ đọng canxi trong nước tiểu dễ dàng tạo thành sỏi và đó là lí do sỏi tiết niệu thường là 'người đồng hành' bất đắc dĩ với loãng xương.
Uống đủ nước giúp phòng tránh sỏi tiết niệu |
Trường hợp đã có sẵn sỏi hoặc từng bị sỏi tiết niệu, nguy cơ tái phát sỏi thận khi cao tuổi càng lớn. Trong trường hợp này, việc điều trị loãng xương bắt buộc phải gồm cả điều trị các nguyên nhân tạo sỏi như nhiễm trùng tiết niệu, những dị dạng bất thường giải phẫu đường tiết niệu... để tránh tình trạng ‘tránh vỏ dưa gặp ỏ dừa’, nghĩa là điều trị loãng xương nhưng lại mắc sỏi tiết niệu.
Cũng theo bác sĩ Trung, khi bước vào tuổi mãn kinh, phòng tránh loãng xương là việc làm cần thiết, tuy nhiên, chị em không nên tự ý điều trị bằng cách bổ sung canxi liều cao.
Nếu chế độ ăn đảm bảo cung cấp đủ canxi (khoảng 1g/ngày) thì không nên uống bột canxi vì sẽ gây tăng đậm độ canxi niệu và hơn nữa sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi có trong thức ăn qua đường tiêu hóa. Quá trình điều trị loãng xương sẽ không gây sỏi tiết niệu nếu không gây tăng đậm độ canxi trong nước tiểu và uống nhiều nước cũng hạn chế việc tạo sỏi.
Trường hợp người bệnh sỏi tiết niệu phát hiện tình trạng loãng xương, nhất thiết không nên tự điều trị, mà phải đến khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa. Việc chỉ định điều trị loãng xương ở những trường hợp này phụ thuộc vào từng cá thể, không thể áp dụng đơn thuốc của người này cho người khác được.
Lưu ý để tránh sỏi tiết niệu khi điều trị loãng xương:
|