pnvnonline@phunuvietnam.vn
Tristan da Cunha: Khu định cư xa xôi và cô độc nhất thế giới
Tristan da Cunha là một trong những khu định cư xa xôi nhất của con người trên thế giới, cách hòn đảo có người ở gần nhất là Saint Helena khoảng 2.430 km, cách lục địa gần nhất Nam Phi khoảng 2.816 km và cách lục địa Nam Mỹ khoảng 2.816 km, cách lục địa Nam Mỹ khoảng 3.360 km.
Quần đảo Tristan da Cunha, Saint Helena và Ascension đều là lãnh thổ hải ngoại của Anh, được nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Tristan da Cunha phát hiện lần đầu tiên vào năm 1506.
Những cuộc phiêu lưu của Tristan đã tăng thêm ý nghĩa lịch sử cho hòn đảo xa xôi này. Sau khi trở về nhà, Tristan đã báo cáo những phát hiện này cho Manuel I và Giáo hoàng Leo X, khiến Tristan được thế giới đánh giá cao.
Theo ghi chép, lần đổ bộ thành công đầu tiên lên quần đảo có thể là vào năm 1520, khi một con tàu do Ruy Vaz Pereira người Bồ Đào Nha dẫn đầu đã cập cảng đảo Tristan để bổ sung nước ngọt.
Trong thế kỷ tiếp theo, người Hà Lan thường xuyên đến thăm hòn đảo, tiến hành nhiều cuộc thám hiểm và khảo sát khu vực và vẽ bản đồ thô đầu tiên về khu vực này vào năm 1656. Năm 1767, tàu khu trục nhỏ của Pháp đã thực hiện chuyến thám hiểm toàn diện kéo dài ba ngày trên đảo. Cho đến thế kỷ 19, hòn đảo vẫn là một hòn đảo sa mạc không có người ở.
Người định cư đầu tiên đến từ Massachusetts, Mỹ tên là Jonathan Lambert, vào tháng 12 năm 1810, ông cùng hai người khác đến Tristan da Cunha, đặt tên mới cho hòn đảo này là “Đảo Cung” và tuyên bố chủ quyền thuộc về họ. Đến năm 1812, chỉ một trong ba người định cư, Thomas Currie, sống sót với tư cách là nông dân duy nhất trên đảo.
Năm 1816, Tristan da Cunha trở thành lãnh thổ của Anh thuộc thẩm quyền của Cape Town, Nam Phi. Mục đích của động thái này là ngăn cản Pháp sử dụng quần đảo làm căn cứ để cố gắng giải cứu Napoléon Bonaparte, người đang bị giam giữ trên hòn đảo St. Helena gần đó. Sau khi người Anh chiếm Tristan da Cunha vào đầu thế kỷ 19, họ đã thành lập khu định cư duy nhất "Edinburgh of the Seven Seas" ở phía bắc hòn đảo chính. Người Anh xây dựng cơ sở hạ tầng ở đây để cung cấp nơi cho cư dân sinh sống và giao lưu.
Năm 1961, một vụ phun trào núi lửa nghiêm trọng đã gây ra động đất và gây ra lở đất, buộc cư dân trên đảo phải sơ tán sang Anh. Tuy nhiên, sau khi các nhà địa chất xác nhận nó an toàn, một cuộc di cư mới ra hòn đảo đã được tiến hành, lần này hấu hết các cư dân trong chuyến di cư đều là những người được cho là đã mệt mỏi với cuộc sống thành phố và muốn tìm đến một nơi yên bình hơn.
Người dân ở đây sống tự lập, thích sự yên tĩnh, gần gũi với thiên nhiên và xây dựng một cuộc sống không nhiều bộn bề lo toan như ở thành thị. Quần đảo là nơi sinh sống của nhiều loài chim và sinh vật biển, ngành công nghiệp chính là đánh bắt cá và chăn nuôi nên Edinburgh of the Seven Seas dần trở thành thành phố trung tâm của Tristan da Cunha.
Tính đến tháng 1 năm 2017, tổng dân số thường trú trên đảo chính là 262 người, chủ yếu là người Anh và người Saint Helen. Tristan da Cunha không phải là địa điểm du lịch phù hợp, bởi vì trên đảo chỉ có cơ sở vật chất cơ bản, bệnh viện, nhà thờ và quán rượu, ngoài những thứ này ra còn có sự cô độc đến vô tận, người thích náo nhiệt chắc chắn không thích hợp ở đây.
Ngoại trừ đảo chính, các đảo khác chỉ có nhân viên trạm thời tiết sinh sống, có lẽ hòn đảo sẽ trở nên sống động vào ngày 5 tháng 12 năm 2048. Tính toán cho thấy quần đảo này có thể quan sát được nhật thực toàn phần gần 3,5 phút trên đảo vào ngày đó. Và có lẽ điều này sẽ thu hút nhiều người đam mê thiên văn học đến đảo.