Từ 1/3: Khi nhận được cuộc gọi rác, cần phải làm gì?

PV
01/03/2023 - 09:00
Từ 1/3: Khi nhận được cuộc gọi rác, cần phải làm gì?

Ảnh minh họa

Nếu nhận được các cuộc gọi điện thoại có dấu hiệu lừa đảo, cuộc gọi giả mạo các cơ quan nhà nước, các tổ chức… cần phải phản ánh tới đâu và quyền lợi của khách hàng được bảo vệ như thế nào?

Thời gian qua, tình trạng cuộc gọi rác trên mạng viễn thông diễn ra phức tạp, có chiều hướng tăng lên. Đặc biệt, xuất hiện nhiều cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, giả mạo các cơ quan nhà nước, các tổ chức nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người dùng. Trong đó, những cuộc gọi đòi nợ, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo chiếm số lượng khá cao.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết kể từ ngày 1/3/2023, đầu số 156 sẽ được sử dụng chung để tiếp nhận các yêu cầu tra cứu thông tin tên miền và phản ánh cuộc gọi rác.

Bộ Thông tin và Truyền thông giao Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Cục Viễn thông, các doanh nghiệp viễn thông tiếp nhận và xử lý yêu cầu tra cứu thông tin tên miền bằng phương thức nhắn tin qua đầu số 156; thống nhất cách thức kết nối, trao đổi thông tin giữa hệ thống của doanh nghiệp và hệ thống của VNNIC; quy trình tiếp nhận, lưu trữ, chuyển tiếp, xử lý yêu cầu tra cứu thông tin tên miền bằng phương thức nhắn tin qua đầu số 156.

Từ 1/3: Khi nhận được cuộc gọi rác, cần phải làm gì? - Ảnh 1.

Kể từ ngày 1/3/2023, đầu số 156 sẽ được sử dụng chung để tiếp nhận các yêu cầu tra cứu thông tin tên miền và phản ánh cuộc gọi rác.

Đầu số đã được Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai thí điểm từ ngày 1/11/2022. Đây là đầu số tiếp nhận phản ánh về cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo qua 2 hình thức thoại và tin nhắn. Đây là đầu số được sử dụng thống nhất trên toàn quốc và triển khai với tất cả các nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông cố định, di động.

Cần làm gì nếu muốn phản ánh cuộc gọi rác?

Khi nhận được cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân phản ánh tới đầu số 156 thông qua 2 hình thức gửi tin nhắn hoặc gọi điện tới đầu số 156. Cụ thể:

Hình thức gửi tin nhắn để phản ánh:

Bạn có thể gửi tin nhắn (miễn phí) tới đầu số 156 theo cú pháp: S (số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156.

Với cuộc gọi có dấu hiệu gọi rác, bạn soạn tin nhắn: V (số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156.

Với cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, bạn soạn tin nhắn: LD (số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156.

Từ 1/3: Khi nhận được cuộc gọi rác, cần phải làm gì? - Ảnh 2.

Người dân có thể gửi tin nhắn (miễn phí) để phản ánh về cuộc gọi hoặc tin nhắn rác

Hình thức gọi điện để phản ánh:

Bạn gọi tới đầu số 156 ( miễn phí) để cung cấp thông tin (về số điện thoại vừa thực hiện cuộc gọi có dấu hiệu thực hiện cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo; trích dẫn một số nội dung có liên quan...) theo hướng dẫn của các nhà mạng…

Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh, các doanh nghiệp viễn thông sẽ xác minh thông tin thuê bao của số thuê bao có hành vi phản ánh phát tán cuộc gọi rác, cuộc gọi dấu hiệu lừa đảo; từ đó yêu cầu xác thực lại thông tin thuê bao, xử lý vi phạm nếu thông tin thuê bao không đúng quy định.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm