Từ sự cố cây đổ đè chết học sinh: Cây phượng có phù hợp trồng trong trường học?

Linh Trần
26/05/2020 - 16:02
Từ sự cố cây đổ đè chết học sinh: Cây phượng có phù hợp trồng trong trường học?
Cây phượng có thể cao từ 10m- 15m, tán lá tỏa rộng tạo ra bóng mát. Cây có thể phát triển tốt trên mọi loại địa hình như ven biển, đồi núi, trung du và đồng bằng.

Sáng ngày 26/5, một cây phượng cổ thụ ở Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM) bất ngờ bật gốc, đổ trúng một nhóm học sinh đứng gần đó. Hậu quả khiến 1 em tử vong, 12 học sinh bị thương. 

Sau sự việc trên, nhiều phụ huynh lo lắng bởi tại các trường học đều trồng  cây phượng lấy bóng mát. Điều này tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn với học trò, nhất là thời điểm hiện tại đã vào mùa mưa bão. Đặc biệt là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên thời gian kết thúc năm học phải lùi sang đến tháng 7 năm nay.

Các chuyên gia cho biết, cây phượng thuộc hệ rễ cọc, có thể cao từ 10m- 15m, tán lá tỏa rộng tạo ra những bóng mát. Cây phượng có thể phát triển tốt trên mọi loại địa hình như ven biển, đồi núi, trung du và đồng bằng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của cây phượng là tuổi thọ không cao; cây trồng trên đường phố chỉ 30 tuổi, còn trong công viên, trường học thì có thể có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 40-50 năm tuổi.

Cây Phượng đổ khiến 13 học sinh cấp cứu: Cây phượng có phù hợp trồng trong trường học ? - Ảnh 1.

Cây phượng ở Trường THCS Bạch Đằng bị bật gốc khiến 13 học sinh gặp nạn

"Thực tế, thời gian qua cũng đã xảy ra một số vụ việc cây xanh đổ vào xe, gây tai nạn cho người dân. Tuy nhiên, đó chỉ là số ít và rất hiếm nên không vì thế mà chặt bỏ tất cả. Để bảo vệ cây xanh thì cần phải trồng đúng kỹ thuật, đồng thời có biện pháp bảo vệ nhất là trong mùa mưa bão để đảm bảo an toàn cho học sinh".

GS. Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam

Theo GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) bất cứ cây xanh nào đều có nguy cơ gãy đổ, đe dọa đến an toàn của người dân nói chung chứ không chỉ riêng cây phượng.

Với vụ việc vừa xảy ra, GS. Huỳnh cho rằng, đây là trường hợp đáng tiếc, bởi trong các cây xanh trồng ở trường học, cây phượng khá phù hợp. Việc cây phượng bị bật gốc có thể do kỹ thuật trồng không hợp lý và không được bảo vệ xung quanh.  

Cũng theo GS. Huỳnh, nếu cây phượng nhỏ khi gãy đổ thì có thể bỏ đi trồng cây mới, nhưng với cây phượng cổ thụ thì nên cứu lại. Bởi phải mất nhiều năm, cây mới có thể phát triển được như vậy. Để cứu cây, nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương đào sâu gốc, cố gắng không để đứt rễ rồi trồng lại. Sau khi trồng có thể làm các trụ xung quanh cây để bảo vệ.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm