Từ vụ bé gái bị dị vật xuyên ống tai: Cách phát hiện và xử lý dị vật trong tai là gì?

Allen
13/07/2022 - 12:51
Từ vụ bé gái bị dị vật xuyên ống tai: Cách phát hiện và xử lý dị vật trong tai là gì?
Dị vật trong tai nếu không được phát hiện kịp thời và xử lý có thể dẫn tới viêm nhiễm, rách, thủng màng nhĩ,...

Mới đây một bé gái 6 tuổi nhập viện Nhi đồng TP.Cần Thơ trong trạng thái bị que kim loại lấy ráy tai xuyên thẳng từ ống tai ngoài vào tai giữa dẫn tới kẹt vào hòm nhĩ và không lấy ra được. Sau khi thăm khám các bác sĩ cho biết dị vật trong tai xuyên thẳng từ ống tai ngoài qua màng nhĩ rồi dừng lại ở giữa và không có tổn thương tới tai trong.

Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng TP.Cần Thơ nhận định đây là dị vật trong tai nguy hiểm. Bé gái được gây mê nội khí quản và lấy dị vật tai ra ngoài kèm theo đánh giá theo dõi thăm dò chức năng tai.

Có thể thấy, việc trẻ dùng các vật sắc nhọn hay cứng khi vui chơi đặc biệt nguy hiẻm, phụ huynh cần chú ý tránh những tình huống nguy hiểm như bé gái trên. Vậy làm cách nào phụ huynh có thể phát hiện và xử lý dị vật trong tai đúng cách?

1. Dị vật trong tai là gì?

Dị vật trong tai là việc tai bị các vật lạ bên ngoài mắc vào ống tai ngoài gây ra các cảm giác khó chịu, đau nhức. Các dị vật trong tai phổ biến là bông gòn, côn trùng, viên bi nhỏ, các que ngoáy tai bằng nhựa hoặc kim loại, các loại hạt nhỏ,...

Dấu hiệu nhận biết có dị vật trong tai là gì?

Khi có dị vật trong tai sẽ có các biểu hiện như:

- Đau tai khiến chức năng nghe (thính giác) bị suy giảm

- Nếu có côn trùng hoặc các vật nhỏ có thể có cảm giác có vật di truyển bên trong tai gây khó chịu

- Chóng mặt, buồn nôn

- Trong những tình huống nặng hơn, dị vật trong tai có thể gây chảy máu, đặc biệt ngứa ngáy hay mẩn đỏ sưng vùng tai.

Từ vụ bé gái bị dị vật xuyên ống tai: Cách phát hiện và xử lý dị vật trong tai là gì? - Ảnh 2.

Bé gái tên N.T.N.Đ (6 tuổi), ở TP. Cần Thơ bị kẹt que lấy ráy tai bằng kim loại trong ống tai ngoài (Ảnh: VOV)

Việc chẩn đoán dị vật trong tai có thể khó khăn ở trẻ nhỏ vì thế nếu thấy tai trẻ bị đỏ, sưng hoặc chảy dịch (máu, mủ, dịch viêm) kèm theo gãi hay ngoáy tai nhiều lần phụ huynh có thể nghĩ tới trường hợp tai trẻ có dị vật.

- Đi đứng không vững do viêm tai hoặc áp lực tích tụ lên màng nhĩ gây rối loạn chức năng của tai giữa.

Đọc thêm:

 Vá màng nhĩ nằm viện bao lâu? Khả năng hồi phục của người bệnh phụ thuộc vào những yếu tố nào?

 Vào mùa trẻ có nguy cơ đuối nước khi đi bơi cao cần tránh những sai lầm khi sơ cứu này

2. Cần làm gì khi phát hiện dị vật trong tai?

Trước khi biết được cách xử lý dị vật trong tai bạn cần tránh các hành vi nguy hiểm có thể gây tổn thương lớn hoặc cản trở việc lấy dị vật trong tai dưới đây:

- Cố gắng lấy que ngoáy hoặc bông ngoáy tai chọc vào lỗ tai để lấy dị vật ra ngoài. Điều ngày không những không giúp cho việc lấy dị vật ra ngoài mà còn khiến dị vật chui sâu vào trong tai hơn thậm chí là thủng màng nhĩ

Từ vụ bé gái bị dị vật xuyên ống tai: Cách phát hiện và xử lý dị vật trong tai là gì? - Ảnh 3.

Không cố gắng đưa tay hoặc que bông để lấy dị vật ra ngoài (Ảnh: FAW)

- Không bơm nước hay bất cứ dung dịch nào vào tai bao gồm cả thuốc nhỏ tai bởi chưa xác định được tình trạng và mức độ dị vật trong tai xâm lấn như thế nào thì việc nhỏ dung dịch vào tai có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng nếu màng nhĩ đã bị thủng.

- Khi nào thì cần ngay lập tức tới bệnh viện?

Với những trường hợp có dị vật trong tai gây đau đầu buồn nôn và nôn dữ dội kèm theo cảm giác đau nhức cần ngay lập tức tới bệnh viện. Ngoài ra, nếu người có dị vật trong tai bị chảy dịch, chảy máu thì dị vật có thể đã vào sâu tai và gây ra các tổn thương nghiêm trọng, người nhà cũng cần nhanh chóng đưa tới bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Tốt nhất trước tiên khi phát hiện dị vật trong tai cần bình tĩnh xem dị vật đó là gì. Nếu như là đồ ăn, pin cúc áo hay các loại hạt dễ phình to, kim loại,... cần phải được xử lý ngay lập tức.

- Dấu hiệu bị thủng màng nhĩ: Đau, chảy máu hoặc chảy mủ (dịch) tai.

2.1. Kỹ thuật lấy dị vật trong tại tại nhà

Tùy từng trường hợp nếu như dị vật không gây ra nguy hiểm tại ống tai và không có các biểu hiện bất thường thì kỹ thuật lấy dị vật trong tai tại nhà có thể được áp dụng. Lưu ý, kỹ thuật lấy dị vật trong tai tại nhà chỉ áp dụng với các dị vật dễ lấy và đảm bảo thực hiện an toàn.

- Đối với dị vật là côn trùng

Tắt hết đèn, các thiết bị phát sáng sau đó sử dụng đèn pin soi vào trong tai. Khi côn trùng thấy được ánh sáng bên ngoài ống tai sẽ tự động chui ra bên ngoài

Sử dụng oxy già: Phương pháp này chỉ nên sử dụng với người lớn bằng lượng oxy già vừa đủ, nếu với trẻ nhỏ nên cân nhắc hỏi ý kiến bác sĩ. Sau khi nhỏ oxy già vào trong tai nếu cảm giác thấy dị vật không di chuyển nữa thì nghiêng đầu sang một bên để nước và côn trùng trôi ra ngoài.

Dầu olive hoặc dầu cho em bé

Sử dụng dầu olive hoặc dầu cho em bé đã được làm ấm ở mức độ nhẹ, tuyệt đối không được đun nóng rồi nghiêng đầu để bên tai có côn trùng hướng lên trên.

- Đối với dị vật là vật nhỏ

Sử dụng nhíp để gắp vật ra trong trường hợp dị vật không kẹt sâu phía bên trong ống tai

Sử dụng ống hút dể hút nhẹ nhàng kéo dị vật ra ngoài.

2.2. Kỹ thuật lấy dị vật trong tai tại bệnh viện

Thực tế thì tùy trường hợp các biện pháp can thiệp lấy dị vật trong tai tại bệnh viện sẽ khác nhau. Chẳng hạn:

- Rửa ống tai

Phương pháp này sử dụng ống bơm nước từ từ đưa nước ấm vào thành trên của ống tai bệnh nhân. Lúc này nước đi vào ống tai và luồn vào phía sau của vật thể, từ đó cuốn vật thể ra bên ngoài cùng với nước.

- Dùng nhíp chuyên dụng

Nhíp chuyên dụng tại bệnh viện sử dụng dể gắp dị vật ra ngoài thông qua hỗ trợ của phễu soi tai giúp xác định vật thể bên trong tai là gì và gắp ra ngoài. Đối với các vật thể trong tai là kim loại thì bác sĩ có thể sử dụng các dụng cụ có từ tính để hút vật ra ngoài.

- Sử dụng giác hút

Giác hút là một ống nhỏ được đặt gần sát với vị trí dị vật bị kẹt rồi hút mạnh để đưa vật thể ra bên ngoài. Phương pháp này áp dụng với các dị vật nhỏ, cứng và nhẹ.

Ngoài các phương pháp trên thì hỗ trợ bằng gây mê hay thuốc kháng sinh trong trường hợp trẻ ngó ngoáy khó gắp dị vật hay dị vật gây thủng màng nhĩ cần dùng kháng sinh chống nhiễm trùng có thể được chỉ định.

 Nhìn chung, việc lấy dị vật trong tai cần đặc biệt chú ý bởi không cần thận có thể khiến tổn thương nặng hơn. Tốt nhất hãy nhờ tới tư vấn của bác sĩ khi bị kẹt dị vật trong tai. Với các gia đình có trẻ nhỏ nên chú ý không để trẻ chơi các đồ dùng quá nhỏ hoặc hướng dẫn trẻ chơi đúng cách. Ngoài ra, không nên nằm ở dưới đất để tránh việc côn trùng bò vào trong tai khi ngủ.

Nguồn dịch:

1. Foreign Body in the Ear

2. Foreign object in the ear: First aid


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm