Tương lai con người có thể mọc lại tay chân nhờ gene tái sinh?

21/03/2019 - 15:56
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra chuyển đổi ADN điều khiển gene tái sinh giúp sâu có thể mọc lại một phần cơ thể bị mất. Điều này hé mở cơ chế giúp con người có cơ hội mọc lại tay chân.

Trong thế giới động vật, khả năng cắt bỏ các bộ phận cơ thể để thoát khỏi những kẻ săn mồi và phát triển lại những bộ phận này chỉ trong vài tháng của kỳ nhông và tắc kè đã quá “nổi tiếng”. Thậm chí, sâu Planarian và sứa còn tiến thêm một bước nữa khi có khả năng tái tạo toàn bộ cơ thể sau khi bị giảm đi một nửa.

Hiện nhóm nhà khoa học Đại học Harvard (Mỹ) quyết định kiểm tra gene của giun báo ba lằn nhằm làm sáng tỏ cách các loại động thật này thực hiện việc tái tạo lại bộ phận cơ thể. Và họ đã phát hiện ra một gene kiểm soát “chủ” được gọi là phản ứng tăng trưởng sớm (EGR) chính là căn nguyên của mọi việc. Điều đáng chú ý là, EGR cũng được tìm thấy ở người và các động vật khác.

Các nhà khoa học đã phần nào lý giải được cách gene tái sinh hoạt động giúp một số loài có thể phát triển lại phần cơ thể bị mất. Điều này mở ra cánh cửa mới giúp họ nghiên cứu cách để con người cũng có thể mọc lại tay chân.

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Harvard phát hiện ra rằng, một phần của ADN không mã hóa - được một số người gọi là ADN “rác” - kiểm soát việc kích hoạt EGR hoạt động cho quá trình tái sinh giống như một công tắc điện.

Tuy nhiên, các phần không mã hóa này của ADN không tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra các protein kích hoạt một loạt  quá trình tái tạo sinh học. Điều này khiến nhiều người tin, những phần gene này của chúng ta và của cả những động vật khác không có tác dụng gì.

Nhưng nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh phức tạp hơn nhiều.

Con người đã có EGR để sửa chữa các tế bào nhưng dường như nó không kích hoạt việc tái tạo quy mô lớn. Vì vậy, các nhà khoa học đang cố găng tìm cách thay đổi điều này nhằm giúp con người có thể “tái sinh”, cụ thể là mọc lại tay chân.

Tiến sĩ Andrew Gehrke, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Harvard và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Về cơ bản, những gì đang diễn ra là khu vực không mã hóa đang “bảo” các khu vực mã hóa bật hoặc tắt, vì vậy hãy hình dung về nó như một cái công tắc”.

Mặc dù nghiên cứu mới tiết lộ thông tin về cách thức hoạt động tái sinh của giun, nhưng nó cũng đã phần nào giúp ta hiểu tại sao nó không hoạt động ở người.

Tiến sĩ Mansi Srivastava, trợ lý giáo sư sinh vật học tiến hóa, người đứng đầu nghiên cứu trên, nói: “Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Nếu con người có thể bật EGR và không chỉ bật nó, mà sẽ bật bất cứ khi nào tế bào của chúng ta bị tổn thương, chúng ta có thể tái sinh không? EGR được nói đến trong các tế bào của con người có gì khác với EGR trong giun báo ba lằn”.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm