Tuyệt chiêu đối phó với sếp có tính cách thất thường

12/04/2016 - 14:01
Sếp của bạn có phải là người hay cáu gắt, tự cô lập mình hay luôn có thái độ tiêu cực với nhân viên? Nếu bạn đang ở lâm vào một trong những tình huống trên, những mẹo nhỏ dưới đây sẽ là lời khuyên hữu ích cho bạn.
doi-pho-voi-sep-1.jpg

Quan sát để phát hiện sớm những biểu hiện bất thường của sếp

Thực tế, bạn có thể đón trước được những cơn phẫn nộ của sếp bằng cách quan sát ngay khi sếp có những dấu hiệu bất thường chẳng hạn như uống nhiều cà phê một cách thái quá, sử dụng thuốc để thay đổi tâm trạng, có các phản ứng thái quá với công việc. Nếu bạn khó có thể quan sát được trực tiếp, bạn có thể nói chuyện với người trợ lý của sếp để có thể nắm bắt được tâm trạng của sếp.

doi-pho-voi-sep-2.jpg

Hạn chế tiếp xúc với sếp khi họ đang tâm trạng và ở ngay gần bạn

Cảm xúc rất dễ bị lây lan. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể bị lây sự bực dọc hay tức giận từ chính người sếp của mình. Nếu bạn phải đối mặt với một người sếp có tính cách bất thường và làm việc ngay gần bạn, tốt nhất này bạn nên tìm cách hạn chế tối đa tất cả các sự tương tác không cần thiết với sếp.

doi-pho-voi-sep-3.jpg

Giữ bình tĩnh

Nếu thật khó để bạn có thể tránh được việc phải trao đổi trực tiếp với cấp trên của mình, hãy cố gắng giữ bình tĩnh cho bản thân thông qua sự hài hước, phân tâm hoặc những suy nghĩ tích cựu. Bạn cần phải kiểm soát thái độ của bản thân trước khi đối mặt với sếp để không bị những cảm xúc của sếp ảnh hưởng lên bạn.

doi-pho-voi-sep-4.jpg

Hãy chắc chắn rằng bạn không phải là nguyên nhân của tình trạng này

Đừng bao giờ cho rằng tâm trạng thất thường của sếp là hoàn toàn bắt đầu từ họ. Bạn có dám chắc chắn rằng chính bản thân bạn không dính dáng vào việc hình thành tâm trạng này ở sếp bởi hiệu suất làm việc kém, hay thái độ làm việc không tốt? Trước hết, bạn nên tự hỏi rằng mình đã đáp ứng được kỳ vọng của cấp trên chưa? Vì trong rất nhiều trường hợp, những người cấp trên ủ rũ là do họ thất vọng về những điều mà nhân viên của mình làm. Có thể sếp của bạn là một người kiệm lời và không muốn nói, vì vậy, sự khó chịu và không hài lòng ngày càng tích tụ nhiều hơn và dẫn đến tính khí thất thường.

doi-pho-voi-sep-5.jpg

Đừng nghĩ đó là vấn đề cá nhân

Tâm trạng ủ rũ không phải của riêng ai, nó có thể xuất hiện ở bất kỳ ai cả kể sếp cũng như nhân viên vì vậy hãy tìm cách và chia sẻ cách đó đến mọi người, cả kể cấp trên của bạn để giải quyết vấn đề này. Bạn có thể đưa ra một số lời khuyên cho sếp như thử đi bộ, ngắm nhìn một bức tranh đẹp, gọi điện thoại cho một người bạn… vào thời điểm hợp lý.

doi-pho-voi-sep-6.jpg

Đừng “thêm dầu vào lửa”

Khi bạn chính là nguyên nhân gây ra sự tức giận của cấp trên, tốt nhất bạn không nên làm mọi chuyện đi quá xa và trở nên nghiêm trọng hơn chỉ bằng cách đáp ứng đúng thời hạn và kiếm một việc gì đó để làm ngay mặc dù đó không phải việc của mình. Nếu những biểu hiện của người sếp cho bạn thấy rằng lỗi lầm này của bạn là không có cách cứu rỗi, vậy thì chỉ còn cách là bạn phải kiễn nhẫn và chờ chỉ thị của sếp, đừng hành động theo ý kiến cá nhân.

doi-pho-voi-sep-7.jpg

Lựa chọn thời gian họp một cách cẩn thận

Hãy chọn một khoảng thời gian tốt nhất để trò chuyện với ông chủ của bạn. Xác định đúng thời điểm phù hợp để bàn công việc với sếp là cách tối ưu hóa để tránh phải đối mặt với sự thất thường của họ.

doi-pho-voi-sep-8.jpg

Đừng đối đầu với sếp của bạn

Nếu bạn ngoan cố và thể hiện thái độ ngay với sếp của mình, bạn sẽ không thể nào kiểm soát được tương lai của bản thân. Việc đối đầu với sếp tại cơ quan là một lựa chọn sai lầm nghiêm trọng mà bạn tuyệt đối nên tránh. Ở đây vẫn chỉ có một lời khuyên chân thành, đó là bạn nên bằng mọi giá tránh phải đối mặt với sếp của mình cho đến khi tậm trạng “u ám” của họ được thổi bay.

doi-pho-voi-sep-9.jpg

Hãy thẳng thắn thảo luận với sếp vào một thời điểm thích hợp, nếu tâm trạng thất thường vẫn tiếp diễn

Một khi việc thay đổi tâm trạng thất thường của sếp trở thành một vấn đề lớn và bắt đầu ảnh hưởng đến công việc chung, thay vì phàn nàn với các đồng nghiệp hay cấp cao hơn, bạn nên nói chuyện thẳng thắn với sếp của bạn. Việc bạn không nói trực tiếp với sếp của mình nhưng lại nói với người khác và đặc biệt là khiếu nại lên thẳng cấp lãnh đạo cao hơn, có nghĩa là bạn đã góp phần khiến cho sự tức giận của người sếp đó có dịp được “bùng nổ”.

Thay vào đó, hãy dành thời gian thích hợp để ngồi với ông chủ và thảo luận về những gì đang xảy ra. Không chỉ giúp sếp giải quyết tâm trạng và công việc, đây cũng là cách hiệu quả để bạn xây dựng uy tín của bản thân, tạo lòng tin đối với người sếp của mình.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm