Tỷ lệ chủ thể OCOP là nữ chiếm 39%

Anh Quân
23/03/2021 - 13:54
Tỷ lệ chủ thể OCOP là nữ chiếm 39%

Các chủ thể có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP chưa nhận được kinh phí hỗ trợ của Nhà nước theo quy định. Ảnh minh họa: Đức Thụy

Tỷ lệ chủ thể OCOP là nữ chiếm 39%, cao hơn tỷ lệ nữ giữ vai trò điều hành các doanh nghiệp của Việt Nam là 25%. Thông tin này được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam chia sẻ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020.

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (gọi tắt là Chương trình OCOP) giai đoạn 2018-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018.

Sáng 23/3, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020.

Qua 3 năm, chương trình OCOP đã được triển khai tại cấp Trung ương và địa phương. Đến nay, có 59 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. 

2.439/2961 chủ thể tham gia có sản phẩm được công nhận OCOP. Trong đó, có 38,3% là HTX, 27,5% là doanh nghiệp, 31,5% là cơ sở sản xuất, còn lại là tổ hợp tác. 4.469 sản phẩm tham gia Chương trình được công nhận đạt 3 sao trở lên. Trong đó, có 62,2% sản phẩm đạt 3 sao, 36,2% sản phẩm đạt 4 sao và 1,7% sản phẩm tiềm năng 5 sao.

Mỗi xã một sản phẩm OCOP phát huy vai trò của phụ nữ - Ảnh 1.

Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020 được tổ chức tại Hà Nội

OCOP khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương

Thay mặt Ban chỉ đạo chương trình, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết: Chương trình OCOP đã tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.

Chương trình đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm OCOP. Nhiều sản phẩm OCOP khai thác hiệu quả nguồn lực địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý như chè Shan Tuyết Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chè Tân Cương của Thái Nguyên, cà phê của Sơn La, lúa gạo của An Giang, Sóc Trăng.

Mỗi xã một sản phẩm OCOP phát huy vai trò của phụ nữ - Ảnh 2.

Chương trình OCOP đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản

Tham gia OCOP, nhiều đơn vị đã chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín, gắn với HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, chương trình đã hình thành được 393 chuỗi giá trị OCOP hoạt động hiệu quả với vai trò của HTX và doanh nghiệp.

OCOP phát huy vai trò của phụ nữ

Chương trình OCOP cũng đã góp phần không nhỏ vào tạo công ăn việc làm cho lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là phát huy vai trò của phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số. Điển hình như: các chủ thể OCOP của tỉnh Quảng Ninh đã tạo việc làm cho trên 3.800 lao động trực tiếp; các chủ thể OCOP của tỉnh Hà Tĩnh tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 2.196 lao động.

Tỷ lệ chủ thể OCOP là nữ chiếm 39%, cao hơn tỷ lệ nữ giữ vai trò điều hành các doanh nghiệp của Việt Nam là 25%. Đặc biệt là ở khu vực như Bắc Trung Bộ có 50,6%; Tây Nguyên có 45,2%; miền núi phía Bắc có 43,4% chủ thể là nữ.

Cũng qua 3 năm triển khai chương trình OCOP đã hình thành nhiều mô hình phụ nữ khởi nghiệp hiệu quả với các sản phẩm OCOP. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại như hội chợ, điểm bán hàng, kết nối đặc sản vùng miền được tổ chức ở cấp vùng, cấp quốc gia đã tạo sức lan tỏa của sản phẩm OCOP trên thị trường.

Sản phẩm OCOP của các địa phương được trưng bày tại Hội nghị 

Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP

Hương tới bảo tồn, phát huy các làng nghề truyền thống, đồng thời tuân thủ các tiêu chí đảm bảo toàn thực phẩm, sử dụng bao bì thân thiện…, các sản phẩm OCOP đã đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó hình thành xu hướng ưu tiên lựa chọn và sử dụng sản phẩm OCOP.

Trong giai đoạn tiếp theo, từ 2021 - 2025, chương trình OCOP tiếp tục thực hiện mục tiêu chung là phát triển sản phẩm nông nghiệp gắn với tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề tại địa phương, nâng cao thu nhập, gắn với bảo các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.

Mỗi xã một sản phẩm OCOP phát huy vai trò của phụ nữ - Ảnh 4.

Lễ công bố hệ thống quản lý và giám sát sản phẩm OCOP quốc gia được thực hiện trong khuôn khổ Hội nghị

Đến năm 2025, phấn đấu có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 3% sản phẩm OCOP đạt 5 sao. Trong đó, có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã và 30% chủ thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị khép kín, gắn với vùng nguyên liệu ổn định; 50% làng nghề có sản phẩm OCOP.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm