Uống nước đúng cách góp phần phòng tránh virus SARS-CoV-2

Kim Phụng
20/03/2020 - 14:41
Uống nước đúng cách góp phần phòng tránh virus SARS-CoV-2
Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng khoa học, hợp lý và cân bằng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thì việc uống nước đúng cách cũng góp phần phòng tránh virus SARS-CoV-2, nhất là trong giai đoạn dịch đang diễn biến phức tạp như hiện tại.

Theo các chuyên gia y tế, một người khoẻ mạnh có lượng nước chiếm 60-70% trọng lượng cơ thể. Trong khi cơ thể thực hiện quá trình hô hấp, 2 la sphooir của bạn thu nạp O2 và thải ra CO2 và quá trình này sẽ tiêu hao của cơ thể khoảng 500ml nước.

Ngoài ra thì việc tiêu hao nước hàng ngày của cơ thể còn thông qua đường tiểu tiện. Trung bình mỗi một ngày, cơ thể bạn sẽ đào thải khoảng 2500ml nước và trong đó chỉ có khoảng 1000ml là được bù đắp từ việc bổ sung thực phẩm; 300ml còn lại cần phải thông qua quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Chính vì vậy mà để bù đắp 1200ml còn lại bắt buộc bạn phải thông qua đường ăn - uống.

Do đó, Viện Dinh dưỡng khuyến nghị việc uống nước nên được thực hiện đúng cách góp phần phòng tránh virus SARS-CoV-2 như sau:

- Cơ thể hàng ngày cần khoảng 2 - 2,5 lít nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại lượng nước mất qua các con đường khác nhau. Tỷ lệ 2/3 lượng nước do đồ uống cung cấp, phần còn lại do thực phẩm khác cung cấp.  Nhu cầu này phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, hoạt động thể lực:

Nhóm tuổi và cân nặng

Nhu cầu nước/dịch (ml/kg)

Theo nhóm tuổi:

Vị thành niên (10 - 18 tuổi)

40

Từ 19 đến 30 tuổi, hoạt động thể lực nặng.

40

Từ 19 đến 55 tuổi hoạt động thể lực trung bình.

35

Người trưởng thành ≥ 55 tuổi.

30

Theo cân nặng:

Trẻ em 1 – 10 kg.

100

Trẻ em 11 – 20 kg.

1.000 ml 50 ml/kg cho mỗi 10kg cân nặng tăng thêm

T 21 kg trở lên.

1.500 ml 20 ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng thêm

Ví dụ: Một người 50 tuổi có cân nặng 63 kg, nhu cầu nước là: 63*35 = 2.200 ml/ngày) (tương đương từ 10 đến 12 cốc nước/ngày,)

Không được để miệng và cổ họng khô; Cần uống nước sạch, nước đun sôi để nguội, uống chậm, uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày ngay cả khi không khát;

Không uống nước bị đun đi đun lại nhiều lần; Không uống nước nhiều trước khi đi ngủ; Không nên uống nước ngọt thay cho nước lọc. Những đồ uống chứa cồn, trà, cà phê có tác dụng lợi tiểu, nên làm tăng tốc độ mất nước qua thận do vậy cần hạn chế.

Ngoài ra, theo Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn - khoa Dinh dưỡng và Tiết chế bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM ,người dân có thể uống nước cam để tăng cường sức đề kháng của cơ thể trước virus SARS-CoV-2. Trên thực tế, cam là một trong những thực phẩm có chứa Vitamin C, mà Vitamin C thì cần thiết để cho hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh.

Một số sai lầm khi uống nước cần tránh:

- Uống nước nhiều ngay trước khi đi ngủ

Thói quen uống nước ngay trước khi đi ngủ là một thói quen sai lầm. Việc bạn uống thật nhiều nước trước khi đi ngủ ngoài việc khiến bạn khó ngủ hơn còn làm bạn phải tỉnh dậy giữa chừng để đi vệ sinh, từ đó gây suy giảm chất lượng giấc ngủ.

Ngoài ra thì thận của người bình thường sẽ hoạt động chậm lại vào ban đêm, mà việc bạn uống nhiều nước hơn trước khi đi ngủ lại khiến thận phải làm việc nhiều hơn. Nếu để ý, bạn có thể thấy chân tay và mặt mình có thể sẽ bị sưng phù vào buổi sáng hôm sau.

- Chỉ uống nước khi cảm thấy khát

Nếu bạn chỉ uống nước khi cảm thấy khát thì đây là một quan niệm sai lầm nghiêm trọng. Nguyên nhân là do khi bạn cảm thấy khát nước và để tình trạng này kéo dài bạn sẽ có nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề sức khoẻ như sỏi thận hay táo bón.

Bạn nên hình thành thói quen uống nước nhiều lần trong ngày, mỗi lần uống một lượng vừa phải.

- Uống nước được đun lại nhiều lần

Nếu nước được đun đi đun lại nhiều lần sẽ trải qua quá trình thuỷ phân - ngừng bốc hơi từ đó khiến hàm lượng nitrat và những kim loại nặng có trong nước tăng lên.

Nếu cơ thể bạn hấp thụ các chất này sẽ gây ra những tác động nguy hiểm tới sức khoẻ, đó có thể là các bệnh mãn tính.

- Cho rằng uống càng nhiều nước càng tốt

Uống ít nước cũng không tốt và uống nước quá nhiều cũng vậy. Việc cơ thể bị dư thừa nước có thể gây ra các rối loạn điện giải trong máu và ảnh hưởng tới những tế bào cũng như hoạt động của chúng trong cơ thể, đặc biệt là đối với tế bào não.

- Vừa ăn vừa uống nước

Nếu có thói quen vừa ăn vừa uống nước thì bạn hãy bỏ ngay nhé. Thói quen này đặc biệt không tốt đối với hệ tiêu hoá, cụ thể là dạ dày. Do khi vừa ăn vừa uống nước, nước sẽ khiến dịch vị dạ dày tiết ra để tiêu hoá thực ăn bị pha loãng; đồng thời làm tăng lượng insulin tiết ra và cơ thể tích tụ chất béo.

- Uống nước khi lỡ ăn đồ cay

Đây là cách giảm cay sai lầm bởi nước là phân tử phân cực, không thể làm dịu cảm giác cay trong miệng. Thay vì làm giảm đau, giảm cay, nước có thể làm lây lan toàn bộ cảm giác cay đến các bộ phận khác trong miệng. 

Cập nhật các phương pháp phòng chống dịch SARS-CoV-2 khác TẠI ĐÂY.

Uống nước đúng cách góp phần phòng tránh virus SARS-CoV-2 - Ảnh 3.



Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm