Vị nữ tướng giản dị thân thương

10/12/2015 - 15:11
“Phó Tư lệnh giải phóng miền Nam là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho dân tộc ta” - Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói.
Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng nói: “Chị Ba Định là vị tướng cả thời chiến lẫn thời bình. Chị là người phụ nữ Nam bộ dịu dàng nhưng rất cương trực, dũng cảm. Ở cương vị nào, chị cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.

Tuy giữ nhiều chức vụ cao, bà Nguyễn Thị Đinh vẫn giữ lối sống gần gũi thân thương như cái tên chị Ba, cô Ba thân thương mà mọi người vẫn trìu mến gọi. Phòng tiếp khách, phòng ở giản dị. Vị nữ tướng khiêm tốn, thức khuya, dậy sớm, ăn cơm cùng mấy anh chị em phục vụ, lái xe, nhà bếp.

Những năm đầu giải phóng, bà làm Thứ trưởng Bộ Thương binh Xã hội. Vừa là vợ liệt sĩ, mẹ liệt sĩ, bà đã dành thời gian chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ.

Bà hay đi thăm vùng căn cứ kháng chiến cũ, những xóm nghèo xa xôi, nơi đã từng che chở, đùm bọc các cán bộ chiến sĩ ta. Các trung tâm giáo dục lao động, dạy nghề cho phụ nữ, cho thanh niên, nhất là các thiếu niên, nhi đồng bất hạnh cũng là địa chỉ bà thường tới.

Bà Nguyễn Thị Định là người phụ nữ dịu dàng, giản dị nhưng rất cương trực, dũng cảm 

Khi ở cương vị Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bà đặc biệt quan tâm tới việc đào tạo sử dụng cán bộ nữ, ủng hộ phương thức làm ăn mới, tạo điều kiện giúp các cán bộ trẻ có năng lực quản lý.

Khi là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, công việc bận rộn nhiều, bà vẫn hằng suy nghĩ đến từng lá đơn khiếu nại của người dân, người cán bộ bình thường nhất. Bà chỉ đạo bộ phận kiểm tra, tư pháp giải quyết đến nơi, đến chốn với tinh thần vô tư, đầy trách nhiệm những sự việc sai trái, để đảm bảo những quyền lợi chính đáng hợp pháp của công dân. Bà dành phần lớn thời gian chăm lo công tác văn hóa, giáo dục, đào tạo cán bộ.

Đặc biệt, bà rất quan tâm đến công tác xây dựng bảo tàng.

Bà thường nói: "không làm bảo tàng, con cháu chúng ta sẽ không tin rằng lịch sử là có thật”.

Năm 1992, tuổi cao, sức yếu, phải thường xuyên vào Quân y viện 108 nhưng bà vẫn xin phép bệnh viện cho bà dự Đại hội phụ nữ Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Tuyên Quang... và bà đến cả khu gang thép Thái Nguyên.

Tại Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ bảy, bà được chị em tín nhiệm bầu làm Chủ tịch danh dự của Hội. 

Năm 1982, bà Nguyễn Thị Định được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Sau nhiều chuyến công tác dài ngày, sức khỏe bà Nguyễn Thị Đinh giảm sút nhiều, về tới thành phố Hồ Chí Minh, bà phải vào nằm điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất. Bác sĩ yêu cầu bà đi nghỉ ở Vũng Tàu nhưng bà lại tới dự Đại hội phụ nữ huyện Xuyên Mộc.

Bà nói với chị em: “Tôi đến đây với tình cảm của người chị thân thương chớ không phải người lãnh đạo. Tôi đã yếu, có thể đi theo Bác Hồ khi nào không hay, biết khi nào mới có dịp gặp được chị em”.

Được 6 ngày dưỡng bệnh, bà đã dành hết 4 ngày cho công việc. Trong chuyến đi này, bà nhận đỡ đầu cho Hội phụ nữ từ thiện Vũng Tàu.

Đích thân bà ghi những dòng đầu vào cuốn sổ vàng lưu niệm của Hội: “Làm công tác từ thiện đừng quên chăm lo cho chị em nghèo khốn khó và trẻ em lam lũ thất học”...

Tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ 5 năm 1982, bà Nguyễn Thị Định được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Cũng trong năm đó, bà được Đại hội Đảng toàn quốc bầu là ủy viên Trung ương Đảng.

Là đại biểu Quốc hội, bà được giao giữ chức vụ quan trọng: Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Bà cũng là Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Cu Ba, Phó Chủ tịch Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm