Vì sao xét nghiệm test nhanh có thể âm tính giả hoặc dương tính giả?

Linh Trần
02/04/2020 - 14:33
Vì sao xét nghiệm test nhanh có thể âm tính giả hoặc dương tính giả?
Xét nghiệm test nhanh có độ nhạy cao và độ đặc hiệu thấp. Nó giúp nhanh chóng phát hiện những ca bệnh tiềm ẩn, nhưng cũng phải cẩn thận với những trường hợp dương tính giả và âm tính giả.

Nhiễm COVID-19 nhưng test nhanh lại nhiễm sốt xuất huyết

Từ ngày 31/3, Hà Nội đã triển khai test nhanh Covid-19 tại quận Đống Đa và Hai Bà Trưng. Trong số hơn 750 trường hợp được xét nghiệm nhanh thì phát hiện 3 mẫu dương tính. Ngày 1/4, cả 3 mẫu trên xét nghiệm lại bằng reatltime RT-PCR cho kết quả âm tính. Dư luận đặt câu hỏi, hiệu quả của test nhanh mà Hà Nội đang triển khai độ chính xác đến đâu, liệu có nhầm lẫn với bệnh khác không?

Về vấn đề này, bác sĩ Trần Văn Phúc (BV Xanh Pôn) cho biết, trước đó tại Singapore, 2 bệnh nhân nhiễm COVID-19 đã bị nhầm lẫn.

Bệnh nhân thứ nhất là một người đàn ông 57 tuổi, khai thác bệnh sử không có yếu tố dịch tễ, bệnh nhân không đi du lịch, không tiếp xúc với người bị bệnh COVID-19. Ngày 9/2/2020, bệnh nhân vào viện khám vì bị ho trước đó 3 ngày, xét nghiệm máu thấy tiểu cầu giảm, Xquang phổi bình thường; bác sĩ cho làm xét nghiệm sốt xuất huyết, kết quả âm tính. Bộ xét nghiệm Test nhanh phát hiện kháng thể IgM và IgG do Hàn Quốc sản xuất.

Bệnh nhân về điều trị tại nhà, bệnh nhân vẫn sốt cao liên tục, nên phải đến một phòng khám khác. Tại đây, bệnh nhân được làm xét nghiệm lại công thức máu thấy bạch cầu giảm rất nhiều, xét nghiệm sốt xuất huyết lần này dương tính; Test nhanh phát hiện kháng thể IgM và IgG, do Hàn Quốc sản xuất nhưng của hãng khác.

Bệnh nhân được nhập viện với chẩn đoán sốt xuất huyết!

Chụp Xquang phổi sau đó, bác sĩ phát hiện tổn thương nghi ngờ COVID-19, nên tiếp tục cho làm xét nghiệm rt-PCR ngoáy họng, kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Xét nghiệm bổ sung máu và nước tiểu, kết quả đều âm tính sốt xuất huyết, âm tính cả với virus Zika và Chikungunya. Như vậy, xét nghiệm test nhanh sốt xuất huyết được coi là dương tính giả.

Chẩn đoán cuối cùng: Bệnh nhân mắc COVID-19!

Ca bệnh thứ 2, là người phụ nữ 57 tuổi, khai thác tiền sử cũng không đi du lịch, không tiếp xúc với ai mắc bệnh COVID-19.

Bệnh nhân vào viện ngày 13/2/2020, với các biểu hiện sốt, đau cơ, ho nhẹ ngày thứ 4, tiêu chảy ngày thứ 2; xét nghiệm công thức máu tiểu cầu giảm rất mạnh, Test nhanh dương tính với virus sốt xuất huyết.

Bệnh nhân được cho về nhà với chẩn đoán: Sốt xuất huyết!

Suốt 2 ngày ở nhà, bệnh nhân sốt cao liên tục, các dấu hiệu nặng nhanh chóng. Nhập viện lại, kết quả xét nghiệm có tổn thương gan, Xquang ngực bình thường, nhưng kết quả rt-PCR dương tính với SARS-CoV-2. BV kiểm tra lại huyết thanh âm tính với sốt xuất huyết.

Test nhanh IgM và IgG được coi là dương tính giả với sốt xuất huyết.

Hai ca bệnh COVID-19 ở Singapore, trước đó xét nghiệm Test nhanh phát hiện kháng thể đã bị dương tính giả với sốt xuất huyết, trở thành ca lâm sàng được Gabriel Yan và cộng sự đăng lên tạp chí The Lancet.

Các chuyên gia cho biết, virus gây bệnh sốt xuất huyết là Dengue, có cấu trúc di truyền là virrus RNA sợi đơn thuộc chi Flavachus (bao gồm virus Zika, virus West Nile và virus viêm não Nhật Bản). Bởi vậy, khi làm xét nghiệm Test nhanh phát hiện kháng thể, những virus này có thể làm cho kết quả bị dương tính giả, gọi là phản ứng chéo kháng nguyên- kháng thể.

Vì sao xét nghiệm test nhanh có thể âm tính giả hoặc dương tính giả ? - Ảnh 1.

Test nhanh có độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu thấp

Vì sao test nhanh lại âm tính giả hoặc dương tính giả

Theo bác sĩ Trần Văn Phúc, xét nghiệm phát hiện COVID-19 hiện tại có 4 phương pháp chính, gồm:

- Phương pháp PCR

- Phương pháp rt-PCR

- Test nhanh phát hiện gen

- Test nhanh phát hiện kháng thể

Tại Việt Nam, hiện chủ yếu sử dụng Kit xét nghiệm rt-PCR tự sản xuất. Vì là xét nghiệm phát hiện gen của virus, nên tại thời điểm dương tính thì bệnh nhân đang nhiễm virus SARS-CoV-2. Đây là lí do để rt-PCR được lựa chọn làm tiêu chuẩn vàng chẩn đoán xác định bệnh COVID-19.

Về phương pháp test nhanh

Một là "nhanh": Nghĩa là tốc độ rất nhanh chỉ mất 2-3 phút. Hai là "vận hành": Quá dễ và quá đơn giản! Ba là: Độ nhạy rất cao. Cơ thể nhiễm virus chưa đủ thời gian tạo kháng thể. Hệ miễn dịch cơ thể quá yếu không tạo đủ kháng thể.

Test nhanh đơn giản đến mức, người làm xét nghiệm không cần thiết phải được đào tạo chuyên biệt; chỉ cần điều dưỡng lấy máu tĩnh mạch, rồi cắm que thử theo đúng hướng dẫn ghi ngoài bao bì. Test nhanh không cần thiết bị gì đặc biệt.

Nguyên nhân gây âm tính giả:

Nguyên nhân dương tính giả:

- Người nhiễm virus đã khỏi hẳn nên máu có kháng thể.

- Do phản ứng chéo kháng nguyên kháng thể của virus khác (nhưvirus sốt xuất huyết xảy ra với 2 ca bệnh ở Singapore).

Theo bác sĩ Trần Văn Phúc, xét nghiệm test nhanh có độ nhạy cao và độ đặc hiệu thấp. Nó giúp nhanh chóng phát hiện những ca bệnh tiềm ẩn, nhưng cũng phải cẩn thận với những trường hợp dương tính giả và âm tính giả; đặc biệt dương tính giả SARS-CoV-2 với 4 virus gồm: Virus corona gây cảm lạnh thông thường, hoặc dương tính giả với nhóm virus sốt xuất huyết, não mô cầu và Zika. Bởi vậy mà xét nghiệm Test nhanh là cần thiết nhưng chẩn đoán bắt buộc vẫn phải chờ vào rt-PCR.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm