pnvnonline@phunuvietnam.vn
Viêm da tiết bã: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh
- 1. Bệnh viêm da tiết bã là gì?
- 2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da tiết bã là gì?
- 3. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm da tiết bã
- 4. Phương pháp điều trị bệnh viêm da tiết bã là gì?
- 5. Các biến chứng của bệnh viêm da tiết bã
- 6. Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh viêm da tiết bã nhờn
- 7. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm da tiết bã
- 8. Các câu hỏi thường gặp về bệnh viêm da tiết bã
- 9. Các hình ảnh về bệnh viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã hay còn gọi với cái tên khác là viêm da dầu. đây là bệnh lý da liễu phổ biến, thường kéo dài dai dẳng và có nguy cơ tái phát sau điều trị rất cao. Nó là nguyên nhân gây nên tình trạng bong tróc, kích ứng khiến làn da mất đi vẻ đẹp vốn có. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bệnh nhân, khiến họ stress và mất tự ti. Do đó, việc tìm hiểu viêm da tiết bã là gì, cách phòng ngừa, điều trị là rất quan trọng.
1. Bệnh viêm da tiết bã là gì?
Viêm da tiết bã là bệnh lý về da thường gặp. Đây là tình trạng viêm da tuyến bã nhờn, khiến da kích ứng, trở nên khô hơn và dễ tróc vảy.
Bệnh viêm da tiết bã thường xuất hiện ở những vùng da có tuyến dầu phát triển, hoạt động mạnh mẽ, điển hình như mặt, ngực và lưng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, viêm da tiết bã cũng phát triển ở vùng da dày, khô.
Bệnh tuy không gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân cảm thấy tự ti trong cuộc sống hàng ngày và ngứa rát. Bệnh có xu hướng kéo dài và có thể tái phát sau điều trị nếu không được điều trị đúng cách.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da tiết bã là gì?
Viêm tiết bã có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Đặc biệt là những khu vực tiết dầu mạnh mẽ như phần da đầu, mũi, ngực, nách và lưng… Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da tiết bã bao gồm:
- Da bị tổn thương, trở nên khô và dễ tróc vảy hơn
- Xuất hiện các mảng bám màu trắng, cứng có kích thước lớn trên da và dễ bong tróc
- Da tiết dầu nhiều hơn
- Vùng da hình thành mảng bám thường xuyên có cảm giác ngứa rát, mẩn đỏ
- Rụng tóc nhiều hơn bình thường
Ngoài các dấu hiệu kể trên, bệnh nhân có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác chưa được đề cập đến. Do đó, nếu bạn cảm thấy nghi ngờ và phát hiện 1 trong những triệu chứng này, hãy tìm đến bác sĩ để xin ý kiến và được chẩn đoán cụ thể.
3. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm da tiết bã
3.1. Nguyên nhân của bệnh viêm da tiết bã là gì?
Dưới đây là các nguyên nhân chính gây nên tình trạng da kích ứng, mẩn đỏ và hình thành nên các mảng tiết bã nhờn:
- Nấm Malassezia: Malassezia là loại nấm có vai trò quan trọng đến quá trình tiết bã nhờn trên da. Khi nấm phát triển và kết hợp cùng các vi khuẩn gây hại, điều kiện môi trường sống, thói quen sinh hoạt không tốt sẽ làm tăng lượng nhờn trên da. Từ đó gây nên tình trạng viêm da tiết bã nhờn.
- Thay đổi thời tiết: Thời điểm giao mùa, không khí trở nên hanh khô, da dễ mất nước và khiến bệnh viêm da tiết bã nhờn bùng phát.
- Căng thẳng, stress: Tâm lý mất cân bằng hoặc các bệnh về thần kinh như Parkinson khiến hormon, nội tiết tố rối loạn, tăng lượng bã nhờn trên da.
- Môi trường sinh hoạt: Môi trường sống không sạch sẽ và thói quen vệ sinh kém sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội trú ngụ và phát triển mạnh mẽ trên da. Đồng thời, bụi bẩn và cặn mỹ phẩm tích tụ sẽ gây bít tắc lỗ chân lông. Không khí ô nhiễm, nguồn nước không đảm bảo cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da liễu.
- Di truyền: Khi nội tiết tố từ mẹ truyền sang con dần biến mất, trẻ sơ sinh sẽ gặp phải vấn đề về viêm da tiết bã nhờn hay còn gọi là "cứt trâu".
3.2. Những đối tượng nào có nguy cơ mắc viêm da tiết bã nhờn?
Bệnh viêm da tiết bã nhờn xuất hiện ở mọi đối tượng và không phân biệt giới tính, độ tuổi. Theo đó, chúng thường hình thành các mảng nám, vảy trên đầu trẻ sơ sinh. Đối với người lớn, độ tuổi thường gặp phải bệnh lý này là trong khoảng 20-50 tuổi.
Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh viêm da tuyến bã là 2-5%. Sau khi được điều trị triệt để, bệnh sẽ không tái phát.
Các chuyên gia cho biết, các đối tượng sau đây thường có nguy cơ mắc viêm da tiết bã nhờn cao:
- Người có vấn đề về thần kinh như mắc bệnh trầm cảm, bệnh Parkinson, thường xuyên rơi vào tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi do công việc, cuộc sống…
- Người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
- Bệnh nhân từng trải qua các ca ghép thận, nội tạng
- Người mắc bệnh viêm tụy do rượu bia, HIV/AIDS hoặc một số bệnh ung thư khác.
- Người có tiền sử suy tim xung huyết
- Bệnh nhân gặp vấn đề về cân nặng hoặc bệnh nội tiết, tiểu đường
- Người dị ứng thành phần của thuốc, hóa chất, đồ ăn…
Thậm chí, trong một số trường hợp bệnh nhân có vết thương trên mặt và không được vệ sinh đúng cách. Nếu chúng bị viêm nhiễm, mưng mủ sẽ tăng nguy cơ mắc viêm da tiết bã.
4. Phương pháp điều trị bệnh viêm da tiết bã là gì?
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa da liễu, việc điều trị bệnh viêm da tiết bã không chỉ dừng lại ở khâu sử dụng thuốc, phương pháp phẫu thuật. Theo đó, bệnh nhân còn phải kết hợp cùng chế độ sinh hoạt điều độ, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tình trạng viêm nhanh chóng thuyên giảm.
4.1. Phương pháp điều trị
Tùy theo vị trí và mức độ viêm da tiết bã sẽ có các hình thức và phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó, cách đơn giản và thông dụng nhất là sử dụng dầu gội đầu đặc trị cho trẻ em, người lớn. Nếu các mảng bám không mềm và bong ra, bạn có thể sử dụng dầu khoáng xoa nhẹ và massage nhẹ nhàng khi gội đầu.
Đối với viêm da tiết bã nặng, bác sĩ sẽ được kê toa dầu gội, kem bôi có thành phần selenium sulfide, ketoconazole hoặc corticosteroid. Ngoài ra, các loại kem có chứa hoạt chất giúp điều hòa miễn dịch, làm dịu kích ứng cũng có thể được sử dụng trong trường hợp này.
4.2. Chăm sóc vùng da viêm tiết bã
Thói quen sinh hoạt điều độ sẽ giúp giảm các triệu chứng và làm chậm quá trình phát triển của các mảng da bong tróc:
- Sử dụng kem dưỡng cấp ẩm, giúp da mềm mại, mịn màng, hạn chế tính trạng mảng bám bong tróc
- Dùng dầu gội đầu, sữa tắm có thành phần nhẹ dịu, không chất tạo mùi theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Thường xuyên ra ngoài để da hấp thụ vitamin D trong ánh nắng, giúp chữa trị và làm giảm triệu chứng viêm da. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không phơi nắng vào thời điểm tia UV mạnh và sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài.
5. Các biến chứng của bệnh viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã là bệnh lý da liễu phổ biến và xuất hiện ở mọi độ tuổi. Bệnh thường tiến triển dai dẳng và tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Chúng khiến vùng da viêm bị thay đổi màu sắc, da bong tróc liên tục sẽ yếu hơn và có thể gây tình trạng rụng tóc.
Bệnh thường có dấu hiệu trở nặng vào mùa đông, khi nhiệt độ tăng cao, độ ẩm trong không khí giảm xuống. Các mảng bám, bong tróc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, gây ngứa rát và khiến bệnh nhân khó chịu, tự ti.
Bệnh thường phát triển mạnh mẽ ở trẻ sơ sinh và có thể gây nên các biến chứng như tiêu chảy, da toàn thân đỏ. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, viêm da tiết bã có thể phát triển thành đỏ da toàn thân Leiner, đe dọa tính mạng của trẻ nhỏ.
6. Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh viêm da tiết bã nhờn
6.1. Phòng ngừa viêm da tiết bã cho trẻ nhỏ
Để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã cho trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần chú ý:
- Bổ sung vitamin B trong thời kỳ mang thai giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm da tiết bã ở trẻ mới sinh. (Tuy nhiên, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng)
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng cho bé với đầy đủ vitamin, omega qua sữa mẹ
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn và lông thú…
- Tắm rửa, vệ sinh hàng ngày cho trẻ bằng sữa tắm dịu nhẹ, không chất tạo mùi.
6.2. Phòng ngừa viêm da tiết bã cho người lớn
Để giảm nguy cơ viêm da tiết bã ở người lớn cần chú ý các nguyên tắc sau đây:
- Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả để cung cấp vitamin, khoáng chất giúp tăng cường khả năng bài tiết độc tố
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, có nhiều dầu mỡ và hàm lượng đường cao
- Vệ sinh da mặt, cơ thể hàng ngày
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm gây bít tắc lỗ chân lông
- Tránh sử dụng các loại chất tẩy rửa, hóa chất khiến da bị mài mòn, dễ kích ứng và trở nên nhạy cảm hơn
- Tăng cường rèn luyện, tập thể dục điều độ để tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch cho cơ thể
7. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm da tiết bã
7.1. Bệnh nhân viêm da tiết nên ăn gì?
Bổ sung các loại thực phẩm có lợi sau đây sẽ giúp tăng khả năng điều trị bệnh viêm da tiết bã:
- Rau xanh: Các loại rau xanh có hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào như cải xoăn, cần tây, rau bina… Chúng giúp tăng cường dưỡng chất, nuôi dưỡng làn da và tăng cường khả năng đào thải độc tố. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cũng như cải thiện tình trạng viêm, bong tróc da.
- Thực phẩm giàu chất oxy hóa như lựu, dâu tây, viết quất, trà thảo dược… Chúng có khả năng ức tăng cường quá trình trao đổi chất, bài tiết độc tố và ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh viêm da tiết bã. Đồng thời giúp các tổn thương trên da nhanh chóng phục hồi, hạn chế để lại sẹo xấu.
- Uống nhiều nước: Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cấp ẩm, giúp da mềm mại và hạn chế nguy cơ viêm da tiết bã.
- Thực phẩm giàu omega 3, acid béo: Các loại cá hồi, cá ngừ giúp tăng cường hàm lượng omega 3 cho cơ thể. Các dưỡng chất này giúp tăng khả năng tái tạo và ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm, giảm kích ứng cho da.
- Thực phẩm nhiều vitamin E: Sử dụng dầu oliu, các loại hạt và trái cây giúp tăng cường vitamin E, kích thích sự sản sinh collagen. Nhờ đó giúp giảm các triệu chứng bong tróc và ngứa rát do kích ứng da gây nên.
7.2. Bệnh nhân viêm da tiết bã không nên ăn gì?
Các chuyên gia da liễu cho biết, để ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm da cơ địa, bệnh nhân nên hạn chế, kiêng kị một số nhóm thực phẩm cay nóng, dễ gây kích ứng. Điểm hình như:
- Hải sản: Các loại hải sản như tôm, cua có chứa hoạt chất histamin gây kích ứng và tăng lượng dầu, bã nhờn tiết ra. Bên cạnh đó, hải sản có chứa hàm lượng đạm dồi dào làm ảnh hưởng quá trình trao đổi chất, tăng kích ứng, khiến da mẩn đỏ và ngứa rát.
- Thức ăn nhiều đường tinh luyện: Bánh ngọt, kẹo và các sản phẩm sử dụng đường tinh luyện là một trong những loại thực phẩm có hại cho da. Đây cũng là nguồn dinh dưỡng giúp nấm Malassezia sinh trưởng. Loại nấm này khi kết hợp cùng các điều kiện môi trường sẽ tăng nguy cơ nổi mụn và viêm da tiết bã.
- Chất béo, dầu mỡ: Các nhóm thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như thịt bò, thịt cừu, bơ, mỡ động vật… là một trong những yếu tố làm tăng cường hoạt động của tuyến bã nhờn. Tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại cư trú, sinh sản và phát triển.
- Đồ ăn chế biến sẵn, đồ chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ...
- Thực phẩm cay nóng khiến da đổ nhiều mồ hôi, tăng bã nhờn. Gây nên tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Không chỉ vậy, các gia vị cay nóng còn khiến tình trạng viêm da tiết bã bùng phát và phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời chúng còn gây ảnh hưởng chức năng gan, giảm khả năng thanh lọc của cơ thể.
- Thịt gà và trứng gà: Khiến các vết thương, lở loét lan rộng và để lại sẹo xấu trên da.
- Đậu nành, đậu phộng: Các loại thực phẩm này chứa lượng protein dự trữ cao gây rối loạn nội tiết, dẫn đến dị ứng da.
- Rượu bia, thuốc lá, đồ uống có chất kích thích: Tăng lượng độc tố cho cơ thể, gây nhiều bệnh nguy hiểm bao gồm viêm da tiết bã.
8. Các câu hỏi thường gặp về bệnh viêm da tiết bã
Trong quá trình tìm hiểu về viêm da tiết bã là gì, không ít người thắc mắc về các vấn đề như liệu bệnh có lây lan hay di truyền qua thế hệ khác không. Thực tế, bệnh viêm da tiết bã nhờn là căn bệnh phổ biến và xuất hiện ở mọi độ tuổi, giới tính khác nhau nên việc hiểu sâu, rộng về nó là điều rất cần thiết.
8.1. Bệnh viêm da tiết bã có chữa được không?
Nhìn chung, viêm da tiết bã nhờn là bệnh lý thường gặp và không gây bất cứ nguy hiểm nào cho mọi người. Về cơ bản, nó là bệnh mãn tính, liên quan đến cơ địa của mỗi người. Bệnh có thể tự khỏi nếu được chăm sóc và vệ sinh đúng cách mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá chủ quản bởi trong điều kiện môi trường thích hợp, viêm da tiết bã có thể phát triển rất nhanh. Chúng có thể tiến triển nặng, dai dẳng và gây nên không ít rắc rối cho bệnh nhân. Đồng thời việc điều trị cũng trở nên khó khăn, kéo dài hơn bình thường và có thể tái phát. Do đó, bạn cần chú ý kiểm soát các triệu chứng bằng cách vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại để bệnh nhanh chóng thuyên giảm và biến mất.
8.1. Bệnh viêm da tiết bã có lây không?
Theo các chuyên gia, cho đến nay, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh viêm da cơ địa vẫn chưa được tìm thấy. Tuy nhiên, bệnh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như di truyền, nấm, hormone và thời tiết…
Không giống các bệnh lý về da liễu khác, viêm da tiết bã không phải bệnh truyền nhiễm. Nó không lây lan qua các con đường truyền nhiễm thông thường. Bởi vậy, bệnh nhân có thể thoải mái sinh hoạt, làm việc và nói chuyện với mọi người xung quanh và không cần lo lắng về vấn đề lây nhiễm.
8.3. Bệnh viêm da tiết bã có di truyền không?
Như đã nêu ở trên, di truyền là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bệnh được truyền từ đời cha mẹ, ông bà sang cho con cháu.
8.4. Bệnh viêm da tiết bã có nguy hiểm không?
Viem da tiết bã khiến làn da gặp hàng loạt vấn đề như bong tróc, kích ứng… Từ đó ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ và làm bệnh nhân cảm thấy tự ti, stress khi tiết xúc với mọi người xung quanh.
Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ để lại những triệu chứng nghiêm trọng trên da. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tấn công và gây nên tình trạng viêm nhiễm, bội nhiễm nặng. Đây chính là lý do hình thành nên những vết sẹo lớn trên da sau điều trị.
9. Các hình ảnh về bệnh viêm da tiết bã
Dưới đây là các hình ảnh về dấu hiệu, biến chứng của bệnh viêm da tiết bã:
Da mẩn đỏ và bong tróc thành từng mảng trắng làm mất thẩm mỹ
Viêm da tiết bã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da
Bệnh xuất hiện ở mọi nơi, trong đó tập trung chủ yếu ở mặt, cổ và lưng
Viêm da tiết bã bội nhiễm, gây tổn thương nghiêm trọng và để lại sẹo sau điều trị
Bệnh thường xuất hiện phổ biển ở trẻ nhỏ mới sinh
Bệnh viêm da tiết bã có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ già trẻ, gái trai. Do đó, bất cứ ai cũng nên hình thành thói quen vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, hạn chế tiết xúc với hóa chất gây hại và bổ sung vitamin, khoáng chất đầy đủ. Nhờ đó, không chỉ làn da luôn đủ ẩm, mềm mại, hạn chế nguy cơ mắc viêm da mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.