pnvnonline@phunuvietnam.vn
Viêm phế quản là gì? Những thông tin cần biết về bệnh viêm phế quản
- 1. Viêm phế quản là gì?
- 2. Phân loại viêm phế quản
- 3. Nguyên nhân viêm phế quản
- 4. Triệu chứng viêm phế quản
- 5. Đường lây truyền của bệnh viêm phế quản
- 6. Đối tượng có nguy cơ bị bệnh
- 7. Chẩn đoán viêm phế quản
- 8. Các biện pháp điều trị viêm phế quản
- 9. Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm phế quản
- 10. Phòng ngừa viêm phế quản
- 11. Các câu hỏi thường gặp
1. Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản được biết là tình trạng viêm lớp niêm mạc ống phế quản do nhiễm trùng. Phế quản là ống để không khí di chuyển, đối với người bị viêm phế quản thường ho ra đờm nhày, có thể bị đổi màu.
Bệnh viêm phế quản có 2 loại: Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn làm đường hô hấp trong phổi sưng, chứa chất nhầy, chỉ kéo dài trong vài tuần. Và viêm phế quản mạn tính là tình trạng bệnh kéo dài hàng tháng hoặc nhiều năm, nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp.
2. Phân loại viêm phế quản
- Viêm phế quản cấp tính
Viêm phế quản cấp tính là một dạng bệnh xuất hiện đột ngột, có thể tự khỏi sau vài tuần. Triệu chứng của bệnh viêm phế quản cấp tính gồm ho, có chất nhầy (đàm) trong cổ họng. Viêm phế quản cấp được gây ra bởi virus hoặc do bệnh vi khuẩn đường hô hấp trên.
Thực tế, viêm phế quản cấp tính do nhiễm trùng đường hô hấp hầu hết mọi người đều mắc phải 1 đến 2 lần trong đời. Tuy nhiên, bệnh có thể tự khỏi sau 1 đến 2 tuần mà không để lại di chứng.
Lưu ý, đối với một vài trường hợp mắc bệnh viêm phế quản cấp không có triệu chứng điển hình dễ gây chuẩn đoán nhầm bệnh khác như viêm phổi, mủ trong phổi hay bệnh tích mủ trong khoang màng phổi. Nghiêm trọng hơn đối với người mắc viêm phổi cấp dễ bị bội nhiễm khiến bệnh kéo dài dẫn đến tình trạng viêm phế quản mãn tính.
- Viêm phế quản mãn tính
Viêm phế quản mãn tính là hiện tượng rối loạn tái phát khiến viêm nhiễm bị sưng và hẹp đường thở. Triệu chứng của bệnh xuất hiện hiện tượng ho có đờm kéo dài trên 3 tháng đến nhiều năm liên tiếp.
Bản chất, viêm phế quản mãn tính thường là kết quả của tổn thương phổi do rối loạn y tế mãn tính hoặc do hút thuốc lá quá nhiều gây nên.
3. Nguyên nhân viêm phế quản
Nguyên nhân chính gây nên viêm phế quản là do virus, vi khuẩn và các loại hạt kích thích.
- Nguyên nhân viêm phế quản cấp tính
Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp thường do virus gây ra. Đặc biệt viêm phế quản cấp xảy ra ở những căn bệnh gây cảm lạnh và cảm cúm. Ngoài ra, bệnh có thể bị lây bởi nhiễm trùng vi khuẩn, tiếp xúc các chất kích thích phổi có hại như khói thuốc lá, khói bụi, bụi mịn, ô nhiễm không khí, sức đề kháng kém, bệnh lý trào ngược dạ dày, hóa chất, thay đổi thời tiết.
- Nguyên nhân viêm phế quản mãn tính
Bệnh viêm phế quản mãn tính là do viêm mô phỏi lặp đi lặp lại. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản mãn tính là những người tiếp xúc nghề nghiệp với các hóa chất kích thích phổi như thợ mỏ than, công nhân xây dựng, kim loại,... hay người hút thuốc.
Ngoài ra, nguyên nhân góp phần khiến người bệnh dễ phát triển bệnh viêm phế quản mãn tính có thể do mức độ ô nhiễm không khí cao.
4. Triệu chứng viêm phế quản
- Triệu chứng ở người viêm phế quản cấp
Triệu chứng viêm phế quản cấp phổ biến nhất là ho. Dấu hiệu viêm phế quản cấp xảy ra khi ho bắt đầu sớm, kéo dài từ 10 đến 20 ngày sau đó giảm dần. Có đến 50% người bị bệnh viêm phế quản cấp xảy ra tình trạng ho khan với đờm trong suốt, màu vàng, hơi xanh thậm chí có nhiều trường hợp có máu.
Các triệu chứng bệnh viêm phế quản cấp ngoài ho, ho có đờm còn xảy ra hiện tượng khó thở nhẹ, viêm họng, nghẹt mũi, đau đầu, sốt nhẹ, có cảm giác ớn lạnh, khó chịu ở ngực, đau cơ, mệt mỏi, thở khò khè.
- Triệu chứng ở người viêm phế quản mãn tính
Triệu chứng viêm phế quản mãn tính là khi ho dai dẳng, ho có đờm kéo dài. Người bị mắc bệnh viêm phế quản mãn tính có mức độ khó thở khác nhau, triệu chứng cũng có thể tốt hơn hoặc tồi tệ hơn theo thời tiết, các mùa trong năm.
Tình trạng viêm phế quản mãn tính xảy ra với khí phế thũng có thể phát triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
5. Đường lây truyền của bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh lý thường gặp ở đường hô hấp do virus hợp bào (RSV). Thực tế, virus này rất dễ phát tán, lây lan, nếu không được kiểm soát có thể phát triển thành bệnh dịch.
Đường lây truyền của bệnh viêm phế quản thông qua đường tiếp xúc. Trực tiếp tiếp xúc với người bị viêm phế quản hoặc sống trong môi trường có dịch bệnh thì nguy cơ lây bệnh viêm phế quản rất cao.
Virus hợp bào lây từ người sang người thông qua dịch tiết đường hô hấp như ho, hắt hơi, bắt tay hoặc hít phải khi nói chuyện với người bị bệnh.
Ngoài ra, viêm phế quản còn lây gián tiếp thông qua các vật dụng cá nhân khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh viêm phế quản như bát, đũa, khăn mặt cũng có khả năng lây nhiễm virus cao.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng virus này có khả năng sống sót rất cao lên đến vài giờ trên các đồ dùng sinh hoạt, mặt bàn, đồ chơi hay quần áo. Chỉ cần vô tình để miệng mũi hay mắt chạm phải đồ vật nhiễm virus của người bệnh thì rất dễ lây nhiễm bệnh viêm phế quản.
6. Đối tượng có nguy cơ bị bệnh
Những đối tượng có nguy cơ bị bệnh viêm phế quản cao:
- Người hút thuốc lá.
- Những người có sức đề kháng yếu do một đổ bệnh khác gây ra như cảm lạnh, bệnh mãn tính làm suy yếu hệ miễn dịch.
- Tuổi tác: Người cao tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ em là những đối tượng dễ bị bệnh viêm phế quản cao hơn.
- Người thường phải làm việc xung quanh các chất kích thích phổi nhất định như công nhân tiếp xúc với ngũ cốc, bông dệt hay khói hóa học.
- Trào ngược dạ dày gây hiện tượng cổ họng bị kích ứng và làm bạn dễ bị viêm phế quản.
7. Chẩn đoán viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản được bác sĩ chuyên khoa thực hiện kiểm tra và đánh giá thông qua các phương pháp xét nghiệm bổ sung.
Một số trường hợp có thể nhầm lẫn với bệnh khác nên cần yêu cầu người bệnh làm rõ xét nghiệm như chụp X-quang ngực, thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng phổi làm rõ nguyên nhân gây bệnh khi có triệu chứng viêm phế quản như ho, khạc đờm đối với những đối tượng: Người bệnh trên 75 tuổi, mạch cao trên 100 lần/phút, thở trên 24 lần/phút, hội chứng đông đặc khi khám phổi.
Dựa theo kết quả chụp trên phim X-quang bác sĩ sẽ phân biệt được viêm phế quản cấp, viêm phổi nhiễm trùng khác như viêm phổi, áp xe phổi.
Nhiều trường hợp chuẩn đoán bệnh viêm phế quản cấp được điều trị kháng sinh nhưng không đạt hiệu quả. Người bệnh cần cấy đờm để tìm vi khuẩn gây bệnh để xác định khả năng kháng thuốc, nhạy cảm thuốc của vi khuẩn làm cơ sở để kê đơn thuốc kháng sinh tiếp theo điều trị bệnh.
8. Các biện pháp điều trị viêm phế quản
Điều trị viêm phế quản có nhiều biện pháp khắc phục tại nhà như uống nhiều nước, bỏ thuốc lá, nghỉ ngơi và uống thuốc giảm sốt không cần kê đơn.
Tuy nhiên, thuốc ho không kê đơn lại ít hữu ích, thậm chí còn gây hại ở trẻ nhỏ. Thuốc kháng sinh hiếm khi được kê đơn vì viêm phế quản hầu hết do virus, không đáp ứng với kháng sinh.
Thuốc ho không kê đơn hiếm khi hữu ích và ở một số trẻ nhỏ và ngược lại có thể gây hại. Thuốc kháng sinh hiếm khi được kê đơn vì hầu hết các trường hợp viêm phế quản là do virus, không đáp ứng với kháng sinh. Nếu các triệu chứng đủ nghiêm trọng để gặp bác sĩ, bệnh nhân có thể được kê đơn thuốc.
Điều trị viêm phế quản cấp tính
Hơn 90% viêm phế quản cấp do virus gây ra nên không cần điều trị kháng sinh.
Điều trị kháng sinh chỉ dùng khi có điểm nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra tình trạng xấu như: sốt kéo dài, khạc đờm xanh, vàng, có mủ hoặc viêm phế quản cấp ở người bị bệnh tim, phổi, gan, thận hay thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch, người trên 65 tuổi có nhiều hơn các dấu hiệu: Nhập viện trong 1 năm trước, bị đái tháo đường, tiền sử suy tim xung huyết hay dùng corticoid uống.
Điều trị viêm phế quản mãn tính
Để hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính tốt nhất cần ngăn ngừa bệnh viêm phế quản mãn tính bằng cách:
- Sử dụng thuốc giãn phế quản dạng hít.
- Steroid dạng uống hoặc dạng hít.
- Bổ sung oxy cho người bị viêm phế quản mãn tính.
- Thực hiện tiêm phòng cúm hàng năm, tiêm vắc xin phế cầu khuẩn.
Điều trị viêm phế quản ở trẻ em
Điều trị viêm phế quản ở trẻ em chỉ dùng kháng sinh khi chắc chắn trẻ em bị viêm phế quản do bội nhiễm vi khuẩn.
- Tích cực hút đờn cho trẻ khi trẻ có nhiều đờm hoặc được bác sĩ kê thuốc làm loãng đờm cho trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước.
- Giữ không khí, môi trường xung quanh sạch sẽ, không bụi bẩn, khói thuốc giúp phòng bệnh cho trẻ.
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ, tránh trẻ bị nhiễm lạnh khi thời tiết chuyển mùa.
- Điều trị kịp thời, dứt điểm khi trẻ bị bệnh viêm mũi họng, viêm amidan để phòng tránh biến chứng gây bệnh viêm phế quản ở trẻ.
9. Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm phế quản
Thói quen sinh hoạt giúp hạn chế bệnh viêm phế quản trở nặng hơn là biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phế quản tốt nhất. Các lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà làm giảm nguy cơ bệnh viêm phế quản.
- Chế độ ăn nhiều trái cây, rau xanh cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Bổ sung thêm các loại vitamin A, C, E, làm giảm tình trạng viêm ở phế quản, tình trạng khó thở ở người bị bệnh viêm phế quản.
- Các loại hoa quả giàu chất chống oxy hóa: dâu tây, quả mọng, bông cải xanh, rau bina, cà rốt.
- Các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu như gạo, bột mì, ngũ cốc, đậu Hà Lan, sữa bò, sữa đậu nành,...
- Thực phẩm giàu vitamin D, canxi, protein, bổ sung sữa chua vì sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho hệ thống tiêu hóa và có tác dụng với bệnh viêm phế quản ở người bệnh.
- Uống nhiều nước.
Bệnh viêm phế quản cần có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng là phương pháp tích cực góp phần điều trị bệnh viêm phế quản.
Viêm phế quản nên kiêng gì?
Những người bị viêm phế quản nên kiêng các thức ăn quá mặn, đường, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga và cồn.
10. Phòng ngừa viêm phế quản
- Bỏ thuốc lá.
- Thường xuyên rửa tay để tránh nhiễm virus.
- Tránh tiếp xúc với người bị cảm lạnh, cảm cúm tránh nhiễm virus.
- Sử dụng khẩu trang, mặt nạ khi ở vùng không khí bị ô nhiễm, khi ra ngoài hoặc khi dọn dẹp nhà cửa.
- Sử dụng máy làm ẩm, không khí ấm áp, ẩm ướt làm giảm ho và làm lỏng chất nhầy trong đường thở.
- Tránh tiếp xúc với chất kích thích: khói thuốc lá, hóa chất,...
- Tiêm vắc xin phòng bệnh.
- Chế độ ăn uống đủ chất giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.
11. Các câu hỏi thường gặp
Viêm phế quản uống thuốc gì?
Viêm phế quản được điều trị bằng thuốc Tây:
-Thuốc long đờm như Carboxystein, Acetylstein, Terpinhdrat, Natri benzoat,...
- Thuốc kháng viêm corticoid dạng uống, xông hoặc hít, nếu bệnh viêm phế quản nặng sẽ do bác sĩ chỉ định thuốc kháng viêm.
- Thuốc chống tắc nghẽn phế quản.
- Thuốc kháng virus, vi khuẩn.
Viêm phế quản được điều trị bằng uống thuốc nam
- Lá khế chua: rửa lá khế, đun sôi lấy nước uống hàng ngày, các triệu chứng viêm phế quản thuyên giảm đáng kể.
- Củ cải: Nghiền 300gr củ cái lấy nước cốt, trộn với mật ong rồi uống ngày 2 lần. Phương pháp này giúp khắc phục ho khan, ho có đờm.
- Cao gừng, quả lê hấp đường phèn hay trà quất là một số biện pháp điều trị viêm phế quản bằng thuốc nam mà người bệnh viêm phế quản có thể áp dụng.
Viêm phế quản bao lâu thì khỏi?
Bệnh viêm phế quản bao lâu thì khỏi được rất nhiều người quan tâm. Viêm phế quản xuất hiện triệu chứng ho, ho khan có đờm, khạc nhầy sẽ kéo dài từ 10 đến 14 ngày và tự khỏi nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên, nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách triệu chứng ho kéo dài lâu hơn, ho nhiều, khó thở, đau ngực, sốt cao thì sẽ làm tăng nguy cơ bệnh viêm phổi cấp tính thành viêm phổi mãn tính ảnh hưởng đến sức khỏe và khó điều trị đối với người bệnh.