pnvnonline@phunuvietnam.vn
Viêm phổi và COPD: Hiểu rõ nguy cơ và mối liên hệ
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường là kết quả của việc hút thuốc lá hoặc hít phải chất kích thích phổi khác trong thời gian dài. COPD ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng thở của người mắc bệnh. Các biến chứng nghiêm trọng thậm chí đe dọa tính mạng có thể xuất phát từ COPD, trong đó có viêm phổi.
Vì vậy, viêm phổi và COPD về bản chất có mối liên hệ với nhau khá rõ ràng.
1.Mối liên hệ giữa viêm phổi và COPD
COPD là một nhóm bệnh phổi, cụ thể là khí thũng và viêm phế quản khiến người bệnh khó thở. Tràn khí làm suy yếu các túi khí trong phổi của bạn. Trong khi đó, các túi khí này cần phải căng phồng để cung cấp oxy cho cơ thể một cách hợp lý. Viêm phế quản vừa gây viêm vừa tạo ra chất nhầy dư thừa trong các ống dẫn khí đến phổi. Kết hợp lại, chúng làm suy giảm nghiêm trọng chức năng hệ hô hấp.
Không giống như COPD, viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút hoặc nấm mà bạn có thể mắc phải.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết những thông tin về bệnh viêm phổi TẠI ĐÂY.
Viêm phổi và COPD có mối liên hệ với nhau khá mật thiết. Những người bị COPD có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi. Ngược lại, viêm phổi cũng đặc biệt nguy hiểm đối với người bị COPD vì nó làm tăng nguy cơ suy hô hấp. Suy hô hấp khiến cơ thể người bệnh không nhận đủ oxy hoặc không thể đẩy carbon dioxide ra ngoài thành công.
Nhiều người không thể xác định được triệu chứng ho của họ là do viêm phổi hay do tình trạng bùng phát của COPD. Điều này khiến thời gian điều trị bị kéo dài hơn, chậm hơn nên rất nguy hiểm.
Một số người không chắc liệu các triệu chứng của họ là do viêm phổi hay do COPD xấu đi. Điều này có thể khiến họ phải chờ đợi để tìm cách điều trị, rất nguy hiểm. Nếu bạn bị COPD và thấy các dấu hiệu của viêm phổi, hãy gọi ngay cho bác sĩ để có phương án xử trí kịp thời.
2. Xác định triệu chứng của viêm phổi và CODP bùng phát
Các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bùng phát (được gọi là các đợt cấp COPD) thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng của viêm phổi; bởi vì chúng rất giống nhau.
Viêm phổi và COPD bùng phát đều có triệu chứng bao gồm khó thở và tức ngực. Chính vì sự giống nhau về các triệu chứng nên dẫn đến việc chẩn đoán viêm phổi khó hơn ở những người bị COPD.
Viêm phổi ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường có các triệu chứng đặc trưng như: ớn lạnh, rùng mình, cấp độ đau tức ngực tăng, sốt cao, nhức đầu và đau nhức toàn cơ thể. Ngoài ra, cả viêm phổi và COPD thường gây cản trở việc nói của người bệnh do cơ thể bị thiếu oxy.
Thuốc kê đơn giúp giảm các triệu chứng của COPD sẽ không có hiểu quả đối với triệu chứng của bệnh viêm phổi. Tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện hoặc gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu có các triệu trứng viêm phổi kể trên.
Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám nếu thấy triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính bùng phát và ngày càng nặng dần hơn. Các triệu chứng thường gặp ở COPD bùng phát là:
- Bạn cảm thấy khó thở, thở gấp hoặc thở khò khè.
- Bồn chồn, lú lẫn, nói lắp bắp hoặc trở nên cáu kỉnh hơn.
- Người suy nhược không rõ nguyên nhân hay mệt mỏi kéo dài hơn một ngày.
- Có nhiều sự thay đổi đối với dịch đờm, cả về màu sắc lẫn số lượng.
3. Các biến chứng của viêm phổi và COPD
Bị cả viêm phổi và COPD có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, gây tổn thương lâu dài; thậm chí vĩnh viễn cho phổi và các cơ quan trong cơ thể bạn.
Viêm do viêm phổi có thể làm hạn chế lượng oxy vào cơ thể, điều này có thể làm tổn thương thêm phổi của người bệnh. Điều này có thể tiến triển thành suy hô hấp cấp – một tình trạng có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm phổi có thể gây ra tình trạng thiếu oxy ở những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Điều này cũng dẫn đến khá nhiều các biến chứng khác như:
- Tổn thương thận
- Các vấn đề tim mạch, bao gồm đột quỵ và đau tim
- Tổn thương não không thể phục hồi.
Những người bị COPD giai đoạn nặng có nguy cơ cao bị các biến chứng nghiêm trọng do viêm phổi. Vì vậy, nên điều trị sớm để có thể giúp giảm những rủi ro kể trên.
4. Điều trị viêm phổi ở những người bị COPD như thế nào?
Viêm phổi ở người bị COPD thường được chỉ định nhập viện để điều trị. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu chụp X-quang ngực, chụp CT hoặc xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm phổi. Ngoài ra, bác sĩ cũng yêu cầu phân tích mẫu đờm của người bệnh để tìm ra nhiễm trùng.
Sau khi xác định tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cho mỗi bệnh nhân khác nhau.
4.1. Dùng thuốc kháng sinh
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Chúng có thể sẽ được tiêm vào tĩnh mạch khi bạn ở bệnh viện và tiếp tục uống thuốc kháng sinh sau khi về nhà.
4.2. Steroid
Bác sĩ có thể kê đơn glucocorticoid. Chúng sẽ làm giảm tình trạng viêm phổi và giúp bạn thở dễ dàng hơn. Gucocorticoid có ở dạng tiêm, uống và cả ở dạng hít.
4.3. Phương pháp hỗ trợ đường thở
Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc bằng phương pháp xông khí dung hoặc hít ống hít; chúng sẽ giúp bạn thở dễ dàng và kiểm soát các triệu chứng của COPD.
Ngoài ra, bạn cũng có thể được chỉ định bổ dung oxy bằng bình dưỡng khí; thậm chí dùng máy thở để tăng lượng oxy cơ thể nhận được.
4.4. Viêm phổi và COPD có phòng ngừa được không?
Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo những người bị CPOD thực hiện các biện pháp ngăn ngừa viêm phổi bất cứ mọi lúc, không nên lơ là chủ quan. Và quan trọng nhất vẫn là nên rửa tay thường xuyên.
Ngoài ra, cần phải thực hiện tiêm ngừa các loại bệnh liên quan đến hô hấp sau:
Tiêm ngừa bệnh cúm hàng năm
Tiêm ngừa các bệnh về phổi liên quan đến phế cầu
Tiêm ngừa uốn ván, bạch hầu, ho gà: Cần tiêm đủ liều và nhắc lại một lần khi trường thành. Sau đó, nên tiêm nhắc lại 10 năm một lần.
Uống thuốc COPD đúng theo chỉ định của bác sĩ. Đây là chìa khóa trong việc kiểm soát bệnh. Thuốc điều trị COPD có thể giúp giảm số đợt cấp, làm chậm sự tiến triển của tổn thương phổi và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bạn chỉ nên sử dụng thuốc không kê đơn (OTC) do bác sĩ khuyến cáo. Bởi một số loại thuốc không kê đơn có thể làm cho các triệu chứng phổi trở nên tồi tệ hơn. Chúng cũng có thể khiến người bệnh có nguy cơ buồn ngủ nhiều hơn, điều này có thể làm CPDP tiến triển theo chiều hướng xấu.
Nếu bạn bị COPD, hãy phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để ngăn ngừa các biến chứng. Bỏ thuốc lá nếu bạn vẫn đang hút thường xuyên. Hãy cùng bác sĩ lên một kế hoạch dài hạn để ngăn ngừa viêm phổi và COPD bùng phát.
Tóm lại
Nếu bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bạn có nguy cơ bị viêm phổi cao hơn những người không mắc COPD. Những người có đợt cấp COPD và viêm phổi có nhiều khả năng bị các biến chứng nghiêm trọng hơn những người có đợt cấp COPD mà không bị viêm phổi.
Việc phát hiện sớm bệnh viêm phổi ở những người bị COPD là rất quan trọng. Chẩn đoán sớm thường mang lại kết quả tốt hơn và ít biến chứng hơn. Bạn càng điều trị sớm và kiểm soát được các triệu chứng thì khả năng phổi bị tổn thương càng ít.
Nguồn dịch:
1. https://www.healthline.com/health/copd/copd-and-pneumonia-understanding-your-risk
2. https://www.dispatchhealth.com/blog/copd-and-pneumonia/