Viêm phổi kẽ được cảnh báo do Virus SARS-CoV-2 biến chủng gây ra nguy hiểm thế nào?

Linh Trần
12/03/2020 - 16:03
Viêm phổi kẽ được cảnh báo do Virus SARS-CoV-2 biến chủng gây ra nguy hiểm thế nào?
Mới đây, nữ bệnh nhân số 17 bị nhiễm virus corona chủng mới (Covid-19) trong quá trình điều trị có biểu hiện viêm phổi kẽ. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng bởi không biết viêm phổi kẽ là bệnh như thế nào, biểu hiện, cách phòng tránh ra sao?

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (virus SARS-CoV-2, dịch bệnh COVID-19) sáng 11/3 đã nêu lên hiện tượng biến chủng của virus SARS-CoV-2. Theo đó, tại Italy đã xác định đồng thời có 4 biển chủng của virus SARS-CoV-2, khác với chủng của virus được xác định tại Vũ Hán, Trung Quốc. Bên cạnh đó, ghi nhận bệnh nhân số 17 từ Italy về Việt Nam và bệnh nhân số 20 lây nhiễm từ bệnh nhân số 17 có biểu hiện viêm phổi rõ nét (bao gồm viêm phổi kẽ), biểu hiện bệnh cũng nặng hơn so với bệnh nhân đến từ Anh (có triệu chứng mờ nhạt).

Theo TS. Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu (BV Bệnh Nhiệt đới TƯ), bệnh phổi kẽ là tên chung nhằm chỉ một nhóm bệnh gây tổn thương tổ chức kẽ của phổi như vách phế nang, tổ chức kẽ liên phế nang, mạch máu,… thường có chung các triệu chứng lâm sàng, tiến triển mạn tính và  hay dẫn đến xơ phổi, có hoặc không có căn nguyên. Thông thường, tổ chức kẽ không nhìn thấy trên phim Xquang, chỉ nhìn thấy khi có tổn thương (phù nề, xơ hóa, u hạt).

Thống kê từ tổ chức Y Tế thế giới (WHO), có khoảng 8% dân số trên thế giới mắc viêm phổi kẽ. Trong số đó, có 4% là biến chứng thành ung thư phổi và 2% số người nhiễm bệnh bị tử vong. 

Đây được xem là căn bệnh của người nghèo, có tới hơn 60% trường hợp mắc bệnh viêm phổi kẽ đều có nhu nhập thấp và làm việc trong môi trường độc hại.

Virus SARS-CoV-2 biến chủng gây viêm phổi kẽ ? - Ảnh 1.

Phổi kẽ là tên chung chỉ một nhóm bệnh gây tổn thương tổ chức phổi

Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố gây viêm phổi kẽ, trong đó bao gồm: tiếp xúc với những tác nhân hữu cơ hoặc vô cơ tại nơi làm việc; mắc các bệnh tự miễn dịch, dùng một số loại thuốc; tiếp xúc với một số loại bức xạ; nhiễm virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng; người bị suy giảm miễn dịch. 

Ngoài ra, viêm phổi kẽ còn do những tác nhân gây bệnh khác như sử dụng chất kích thích; làm việc trong môi trường bụi bẩn; thường xuyên tiếp xúc và hít phải các loại hóa chất; nhiễm bức xạ do điều trị bằng các phương pháp xạ trị liệu và phụ thuộc vào liều lượng chiếu xạ.

Bệnh nhân bị viêm phổi kẽ có các triệu chứng như khó thở và tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn theo thời gian. Ngoài ra, người bị bệnh phổi kẽ cũng sẽ có các biểu hiện như ho khan; giảm cân. Trong hầu hết các dạng bệnh phổi kẽ, bệnh nhân sẽ gặp tình trạng thiếu hơi. Trong viêm phổi kẽ hoặc viêm phổi mô kẽ cấp tính, các triệu chứng diễn tiến rất nhanh. Do đó, khi có các triệu chứng trên, người bệnh cần nhanh chóng đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được phát hiện và điều trị kịp thời. Những người có nguy cơ mắc cao là người cao tuổi, trẻ sơ sinh; người làm việc trong môi trường độc hại; người có bệnh sử gia đình và người hút thuốc lá.

Trước hết cần duy trì cơ thể khoẻ mạnh, tập thể dục thường xuyên, đây là điều cần thiết để phòng bệnh phổi kẽ; bỏ thuốc lá và không được để người khác hút thuốc xung quanh mình. Đồng thời, có chế độ dinh dưỡng tốt, đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, cần thực hiện tiêm vaccine chủng ngừa viêm phổi và chích ngừa cúm hàng năm.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm