Vitamin B12 có tác dụng gì với sức khỏe?

Hoàng Lan
02/03/2020 - 06:00
Vitamin B12 có tác dụng gì với sức khỏe?
Vitamin B12, hay còn được gọi là cobalamin, là một loại vitamin thiết yếu mà cơ thể con người cần nhưng không thể tự sản xuất. Vậy vitamin B12 có tác dụng gì? Thiếu nó thì cơ thể sẽ ra sao?

I. Vitamin B12 là gì?

Vitamin B12 được tìm thấy tự nhiên trong các thực phẩm từ động vật, nhưng cũng được bổ sung vào một số thực phẩm nhất định và dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm.

Vitamin B12 có nhiều vai trò đối với sức khoẻ hơn bạn tưởng. Vitamin B12 giúp các tế bào thần kinh hoạt động bình thường, đồng thời cũng cần thiết cho quá trình hình thành tế bào hồng cầu và tổng hợp DNA.

Đối với hầu hết người lớn, lượng vitamin B12 khuyến nghị mỗi ngày là 2,4mcg và tăng cao hơn đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

II. Vitamin B12 có tác dụng gì?

Vitamin B12 có thể có lợi cho cơ thể bạn theo những cách ấn tượng, chẳng hạn như bằng cách tăng cường năng lượng, cải thiện trí nhớ và giúp ngăn ngừa bệnh tim.

Dưới đây là 5 lợi ích tiêu biểu của vitamin B12:

1. Giúp hình thành tế bào hồng cầu, giảm tình trạng thiếu máu

Bình thường, các tế bào hồng cầu có hình tròn nhỏ, nhưng khi thiếu hụt vitamin B12, các tế bào sẽ phát triển lớn hơn và có hình bầu dục. Hình dạng không thích hợp này khiến chúng không thể di chuyển từ tuỷ xương vào máu như bình thường, gây ra tình trạng thiếu máu megaloblastic.

2. Ngăn ngừa những khuyết tật bẩm sinh

Nạp đủ vitamin B12 là chìa khoá cho một thai kì khoẻ mạnh. Các nghiên cứu cho thấy não bộ và hệ thần kinh của thai nhi cần có đủ mức vitamin B12 để có thể phát triển toàn diện.

Vitamin B12 có tác dụng gì với bà bầu? Thiếu vitamin B12 trong giai đoạn đầu của thai kì có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh (ví dụ như dị tật ống thần kinh), sinh non hay sảy thai.

3. Tăng cường sức khoẻ xương, giảm nguy cơ loãng xương

Một nghiên cứu ở hơn 2.500 người trưởng thành cho thấy những người bị thiếu vitamin B12 có mật độ khoáng xương thấp hơn bình thường, làm xương dễ bị tổn thương, theo thời gian sẽ tăng nguy cơ loãng xương.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa mức vitamin B12 thấp và sức khỏe xương kém cũng như loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ.

4. Giảm nguy cơ thoái hoá điểm vàng

Các nghiên cứu cho thấy rằng, bổ sung vitamin B12 làm giảm homocysteine - một loại axit amin trong máu. Nếu nồng độ homocysteine cao, nguy cơ thoái hoá điểm vàng do tuổi tác cũng tăng cao.

Một nghiên cứu trên 5.000 phụ nữ từ 40 tuổi trở lên đã kết luận rằng, bổ sung vitamin B12, cùng với axit folic và vitamin B6, có thể làm giảm nguy cơ này.

5. Cải thiện tâm trạng, giảm triệu chứng trầm cảm

Tác dụng của vitamin B12 đối với tâm trạng vẫn đang được nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, loại vitamin này có tác dụng hiệu quả trong việc tổng hợp và chuyển hoá serotonin - một hoá chất có khả năng điều chỉnh tâm trạng.

Các nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa vitamin B12 và chứng trầm cảm như sau:

- Thiếu vitamin B12 có liên quan đến khả năng mắc trầm cảm nặng tăng gấp 2 lần.

- Người mắc bệnh trầm cảm mà sử dụng đồng thời thuốc chống trầm cảm và vitamin B12 sẽ cải thiện tình trạng hơn hẳn so với việc chỉ uống thuốc chống trầm cảm đơn thuần.

- Nồng độ vitamin B12 cao giúp điều trị tốt hơn và tăng khả năng phục hồi từ rối loạn trầm cảm.

- Vitamin B12 có tác dụng đối với những người thiếu hụt tình trạng này, chứ không có tác dụng tương tự ở những người có mức vitamin B12 bình thường.

Vitamin B12 có tác dụng gì với sức khỏe? - Ảnh 1.

Vitamin B12 có rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

III. Vitamin B12 có thể tìm thấy ở đâu?

Bạn đã biết vitamin B12 có tác dụng gì rồi, vậy bạn đã biết vitamin B12 có ở đâu chưa? Hãy nạp đủ dinh dưỡng bằng các thực phẩm dồi dào vitamin B12 như:

- Trứng

- Các sản phẩm từ

- Ngũ cốc nguyên hạt

- Thịt

- Cá

IV. Ai có nguy cơ thiếu hụt vitamin B12?

Thiếu vitamin B12 có thể xảy ra do một trong hai nguyên nhân: chế độ ăn uống thiếu vitamin B12 hoặc cơ thể không thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng này từ thực phẩm.

Những người có nguy cơ thiếu hụt vitamin B12 cao là:

- Người cao tuổi

- Người bị rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh Crohn hay bệnh celiac

- Người đã phẫu thuật đường tiêu hóa, chẳng hạn như phẫu thuật cắt bỏ ruột

- Người ăn kiêng thuần chay nghiêm ngặt

- Người dùng metformin để kiểm soát lượng đường trong máu

- Người dùng thuốc ức chế bơm proton cho chứng ợ nóng mạn tính

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm