Tai nạn tàu hỏa ở Huế: Vợ phó tàu khóc ngất, không tin chồng đã tử nạn
Khoảng 21h tối 20/2, vợ của anh Phạm Hồng Phượng (SN 1984) - Phó tàu an ninh trong vụ tai nạn tàu hỏa vừa xảy ra ở Huế - đã có mặt tại Thừa Thiên - Huế. Chị gào khóc liên tục gọi tên chồng, sau đó khóc lịm đi vì vẫn chưa tin vào sự thật là chồng mình đã không còn.
Vợ phó tàu khóc ngất, không tin chồng đã tử nạn |
Khoảng 19h30 tối cùng ngày, thi thể phó tàu an ninh tử nạn đã được đưa ra khỏi hiện trường. Lực lượng cứu hộ đã phải cắt toa tàu tìm thi thể phó tàu. Phó tàu Phượng quê ở Yên Bái, sống cùng vợ và 2 con tại Hà Nội. Trước khi xảy ra tai nạn, anh Phượng đang xuống ban và ở buồng nghỉ của Toa bưu vụ.
Theo ông Nguyễn Thanh Minh, Trưởng tàu SE2: "Anh Phượng có kinh nghiệm 10 năm làm Phó tàu an ninh, trong đó có 6 năm trực tiếp theo tàu cùng tôi. Chắc do anh Phượng bị xô dồn, các vật dụng chèn ngang nên mới không thể thoát ra ngoài được. Hôm qua, tôi mới nghe anh ấy nói ngày 26 âm lịch tháng này sẽ về quê làm giỗ cha mình nhưng không ngờ…".
Trước đó, vào lúc 15h ngày 20/2, tàu khách SE2 do đầu máy 906 kéo, khi đến Km 738 245 khu gian Lăng Cô - Cầu Hai, tuyến đường sắt Hà Nội - TPHCM, thuộc xã Lộc Tiến, huyện Phù Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đã va chạm với xe ôtô tải chở đá BKS 75C - 026. Vụ việc khiến 3 người tử vong. (Nguồn: VTC News).
Hà Nội: Người dân đội mưa giữa đêm xem lắp toa tàu đường sắt trên cao
Sự kiện cẩu đầu tàu lên ray đầu tiên thuộc tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông diễn ra đêm 20 và rạng sáng ngày 21/2 đã thu hút hàng nghìn người theo dõi.
Từ 22 giờ đêm 20/2, ban quản lý đường sắt trên cao đã phối hợp với nhiều ban ngành tổ chức phân luồng giao thông để vận chuyển, cẩu đầu tàu lên ray. Đây được xem là sự kiện lớn của dự án đường sắt tuyến Cát Linh - Hà Đông. Mỗi đầu máy khoảng 35 tấn, dài 19 m, cao 3,8 m, rộng ngang 2,8 m, riêng toa chở khách nặng 32 tấn. Tất cả được cẩu nâng lên lắp vào ray tuyến đường sắt trên cao, đêm 20/2.
Từ 21 giờ đã có rất nhiều người dân quanh khu vực kéo đến quan sát. Đặc biệt, công tác vận chuyển đầu tàu, lên phương án cẩu phải mất khá nhiều thời gian nhưng người dân vẫn nhẫn nại chờ đợi, theo dõi. Cự ly sát công trường nhất mà họ có thể đứng ở khoảng cách 40 m.
Từ 22 giờ đêm 20/2, ban quản lý đường sắt trên cao đã phối hợp với nhiều ban ngành tổ chức phân luồng giao thông để vận chuyển, cẩu đầu tàu lên ray. Đây được xem là sự kiện lớn của dự án đường sắt tuyến Cát Linh - Hà Đông. Mỗi đầu máy khoảng 35 tấn, dài 19 m, cao 3,8 m, rộng ngang 2,8 m, riêng toa chở khách nặng 32 tấn. Tất cả được cẩu nâng lên lắp vào ray tuyến đường sắt trên cao, đêm 20/2.
Từ 21 giờ đã có rất nhiều người dân quanh khu vực kéo đến quan sát. Đặc biệt, công tác vận chuyển đầu tàu, lên phương án cẩu phải mất khá nhiều thời gian nhưng người dân vẫn nhẫn nại chờ đợi, theo dõi. Cự ly sát công trường nhất mà họ có thể đứng ở khoảng cách 40 m.
Cự ly sát công trường nhất mà họ có thể đứng ở khoảng cách 40m. |
Nhiều người dân cho biết đã chờ đến sáng để được tận mắt thấy đoàn tàu đường sắt trên cao lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Nguồn: Zing |
Nhiều gia đình không ngần ngại cho con em mình đến quan sát cẩu đầu máy lên ray |
Dù trời đổ mưa nhưng nhiều người vẫn nhẫn nại chờ đợi. Hàng trăm người dùng điện thoại ghi lại khoảnh khắc đưa đầu máy lên ray lúc 3 giờ sáng 21/2. |
Theo đó, trong thời gian lắp đặt các toa tàu, cấm toàn bộ giao thông chiều đường tại khu vực sát ga La Khê và ngã tư Quang Trung - Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông) theo hướng Quang Trung đi Ba La, đồng thời tổ chức hướng dẫn giao thông đi hai chiều bên phía đường còn lại. (Nguồn: Afamily; Soha; Zing).
Quảng Ninh: Người dân đua nhau lấy nước giếng Tiên
Nhiều ngày qua, hàng nghìn người đổ về đền Cặp Tiên (Quảng Ninh) du xuân và lấy nước giếng ở khu vực này về dùng để cầu may.
Đền Cặp Tiên nằm trên địa bàn xã Đông Xá, huyện đảo Vân Đồn, Quảng Ninh. Nằm trong khuôn viên của đền có 1 giếng nước ngọt, người dân địa phương quen gọi là giếng Tiên.
Chị em lấy nước giếng Tiên về dùng (uống, rửa mặt) để cầu may mắn |
Giếng nước ngọt nằm ngay bên bờ biển, khi nước thủy triều lên, dù giếng có bị ngập nước mặn nhưng ngay sau đó ngọt trở lại. Quanh năm giếng không bao giờ hết nước. Bởi vậy, không chỉ nhân dân trong vùng mà cả những người đi biển đều rất quý giếng nước này.
Nhiều du khách có thói quen lấy nước giếng Tiên về dùng (uống, rửa mặt) để cầu may mắn. Một số du khách sau khi lấy chai nước giếng còn cúng bái trước khi mang về. "Nhiều du khách nữ sử dụng nước giếng để rửa mặt ngay tại chỗ với hy vọng da dẻ sẽ trắng và mịn màng như Tiên", chị Loan, du khách đến từ TP Hạ Long cho hay.
Nhiều du khách nữ sử dụng nước giếng để rửa mặt ngay tại chỗ với hy vọng da dẻ sẽ trắng và mịn màng |
Tại đây còn có dịch vụ bán chai nhựa và can để đựng nước trước cửa đền. Mỗi chai nhỏ có giá từ 5.000 đồng, can 5 lít giá 20.000 đồng.
Theo truyền thuyết của ngư dân trong vùng, đền Cặp Tiên được xây dựng để thờ một vị tiểu thư con gái Trần Quốc Tảng (một vị tướng và là con trai thứ 3 của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn) nên còn có tên gọi là đền “Cô bé Cửa Suốt”. Tuy không phải là một ngôi đền lớn, nhưng mỗi năm đền Cặp Tiên thu hút hàng vạn lượt du khách thập phương đến hành lễ và tham quan. (Nguồn: VnExpress)