Xác định thế mạnh chủ lực để thúc đẩy thương mại miền núi

PV
21/10/2022 - 20:03
Xác định thế mạnh chủ lực để thúc đẩy thương mại miền núi

Cần sự thay đổi tư duy sản xuất nhỏ lẻ sang quy mô lớn, thu hút được các nguồn lực. Ảnh minh hoạ

Mỗi tỉnh miền núi, vùng sâu xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đều có những đặc điểm thuận lợi, khó khăn riêng trong việc phát triển sản xuất, đẩy mạnh thương mại; ông Nguyễn Huy Tưởng, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lào Cai, cho rằng, giải pháp quan trọng nhất vẫn cần sự thay đổi tư duy sản xuất nhỏ lẻ sang quy mô lớn, thu hút được các nguồn lực.

PV: Với địa phương là tỉnh miền núi phía Bắc, để huy động nguồn lực hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thương mại vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cần được thực hiện như nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Huy Tưởng: Không riêng gì Lào Cai mà các tỉnh trong khu vực Tây Bắc và nhiều địa phương trong cả nước trong thời gian vừa qua có rất nhiều hoạt động thúc đẩy kết nối sản xuất và tiêu thụ những mặt hàng sản phẩm của đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Các tỉnh miền núi Tây Bắc nói chung có đặc điểm quan trọng với trên 81% dân số sống ở vùng vùng sâu, vùng xa dân cư thưa thớt; kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp.

Đối với Lào Cai hiện nay có 50 nhóm dân tộc; có đến 71% đồng bào sống khu vực nông thôn, vùng núi, vùng cao. Vì vậy, việc huy động nguồn vốn, nguồn lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp là thực sự là khó khăn. Khó khăn thứ nhất, xuất phát chính từ cơ sở hạ tầng là yếu kém. Thứ hai là thị trường nhỏ bé, chính vì vậy, việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, hợp tác xã đến với khu vực vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo nhìn chung là khó khăn.

Hung đúc ý chí vương lên của đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển sản xuất, thương mại miền núi - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Huy Tưởng, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lào Cai

PV: Mỗi địa bàn có những đặc thù với điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn riêng, với tỉnh Lào Cai có những thế mạnh gì để thúc đẩy sản xuất, hoạt động thương mại của tỉnh cũng như góp phần vào sự phát triển chung của cả khu vực?

Ông Nguyễn Huy Tưởng: Lào Cai hiện nay xác định có 6 nhóm mặt hàng chủ lực là mặt hàng chè, chuối, dứa và lĩnh vực chăn nuôi lợn. Trên cơ sở những tiềm năng thế mạnh của địa phương, chúng tôi xác định phải thay đổi tư duy, từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ cần thay đổi sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá; qua đó thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã để hình thành lên những dự án có quy mô lớn có thể áp dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số trong tình hình hiện nay.

Vấn đề thứ hai, Lào Cai đẩy mạnh thực hiện chủ trương chung của Trung ương Đảng, cũng như chủ trương của địa phương về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 19 về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là một nghị quyết rất lớn và Lào Cai đã bám sát nghị quyết này; đồng thời triển khai rất quyết liệt 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Bên cạnh đó, Lào Cai đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản hàng hóa không chỉ dành riêng cho Lào Cai. Tỉnh luôn đặt mình trong vai trò kết nối của vùng Tây Bắc, kết nối với cả nước. Theo Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội khu vực trung du miền núi phía Bắc, Lào Cai được xác định là trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam các nước Asean và vùng Tây Nam Trung Quốc.

Hung đúc ý chí vương lên của đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển sản xuất, thương mại miền núi - Ảnh 2.

Hoạt động thương mại được đẩy mạnh, giúp các sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số đến tay người tiêu dùng

Vì vậy, hàng năm Lào Cai đã hỗ trợ cho các tỉnh như Bắc Giang, Hưng Yên, Sơn La và các tỉnh miền Trung như Bình Thuận, Long An tiêu thụ trên 1.000.000 tấn nông sản hàng hóa qua cửa khẩu kết nối với thị trường Trung Quốc. Thời gian qua, các hoạt động về xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu biên giới của Lào Cai là ổn định, nhờ sự vào cuộc rất hiệu quả từ các bộ, ngành Trung ương cũng như các địa phương trong thời gian qua.

Cùng với đó, Lào Cai luôn phát huy truyền thống đoàn kết, đặc biệt là 25 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh có khát vọng vươn lên, xoá đói giảm nghèo, đẩy mạnh sản xuât, kết nối thương mại để đời sống ngày càng ấm no, bền vững hơn.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm