Xử lý an toàn khi trẻ chảy máu cam

01/05/2016 - 00:33
Trẻ nhỏ chảy máu mũi có thể do yếu tố thời tiết, thể chất yếu hoặc mắc một số chứng bệnh. Bố mẹ bé cần tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng cách xử lý phù hợp.
tre-chay-mau-mui-2.jpg

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chảy máu cam. Nguyên nhân cục bộ có thể do vùng mũi bị tổn thương, viêm tiền đình mũi, viêm xoang, u mạch máu ở mũi... Nguyên nhân toàn thể có viêm đường hô hấp, thiếu máu không tái tạo, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, xơ gan, thiếu vitamin C, bệnh máu khó đông, bệnh bạch cầu...

Năm nguyên nhân chính dẫn tới chảy máu mũi bất thường ở trẻ nhỏ:

  1. Mũi bị viêm xoang hoặc bị kích thích dễ gây ra chảy máu mũi. Các chứng bệnh như viêm mũi, viêm xoang, viêm giang mai mũi, lao mũi, bị thương ngoài mũi, lệch vách ngăn mũi, có dị vật hoặc khối u trong mũi...
  2. Điều kiện thời tiết xấu. Không khí khô, nóng, áp suất thấp, lạnh, nhiệt độ trong phòng quá cao... đều có thể khiến niêm mạc mũi bị khô, dẫn tới chảy máu mũi.
  3. Thói quen dùng tay ngoáy mũi. Khi niêm mạc mũi bị khô, trẻ dùng tay ngoáy mũi dễ gây chảy máu.
  4. Trẻ kén ăn, không ăn rau xanh có thể khiến cơ thể thiếu chất, không hấp thụ đủ vitamin A, C, PP, làm tăng tính thấm mao mạch, dễ dẫn tới chảy máu mũi.
  5. Mắc bệnh toàn thân. Cơ thể bị nóng hoặc mắc các bệnh bạch cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, thiếu máu không tái tạo... dẫn đến chảy máu mũi.
tre-chay-mau-mui-1.jpg

Khi bé chảy máu mũi, bố mẹ không nên hoảng hốt khiến cho bé sợ hãi, chỉ cần xử lý thích hợp, máu ở mũi bé sẽ ngừng hẳn sau 10 phút.

  • Cách đơn giản nhất là bố mẹ dùng bông tiệt trùng bịt vào lỗ mũi bị chảy máu của bé, hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái bóp hai bên cánh mũi, cũng có thể dùng ngón tay trỏ ấn cánh mũi khoảng 5-10 phút để cầm máu. Khi xử lý bố mẹ cố giữ cho bé yên lặng, tránh để bé khóc.
  • Tốt nhất giữ cho bé ngồi, đầu hơi nghiêng về phía trước, cố gắng đẩy máu từ khoang mũi xuống khoang miệng rồi nhổ ra ngoài, như vậy có thể biết lượng máu chảy ít hay nhiều, và tránh cho máu từ mũi chảy vào dạ dày, gây kích ứng dạ dày, dẫn đến đau bụng, nôn mửa.
  • Nếu chảy nhiều máu, mặt bé sẽ trắng nhợt, đổ nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, tinh thần kém thì bố mẹ cần cho bé nằm nghiêng và đưa ngay đến bệnh viện chữa trị.
tre-chay-mau-mui-3.jpg

Chú ý:

  • Bố mẹ tránh để bé nằm ngửa, vì khi nằm ngửa sẽ khiến máu chảy vào thực quản và dạ dày, không lâu sau bé sẽ bị nôn.
  • Bố mẹ nói với con hít thở sâu, khi thấy máu chảy xuống miệng thì phải nhổ ra ngoài.
Không dùng giấy bịt mũi bừa bãi để tránh gây viêm nhiễm.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm