Ý tưởng 'điên rồ' giá tỉ đô của CEO Snapchat

15/03/2016 - 15:53
Ý tưởng về ứng dụng tin nhắn ảnh, video tự hủy trong vòng vài giây có tên Snapchat từng bị nhiều người cho là bất khả thi, điên rồ đã đưa chàng trai 26 tuổi Evan Thomas Spiegel trở thành tỉ phú công nghệ trẻ nhất thế giới
evan.jpg
 Ý tưởng 'điên rồ' giúp Evan Spiege, nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Snapchat 'đặt chân' vào làng tỉ phú thế giới

Evan Thomas Spiegel (sinh ngày 4/6/1990), trưởng thành trong khu vực sang trọng Pacific Palisades của Los Angeles (Mỹ), là con trai lớn của 1 gia đình giàu có. Bố mẹ cậu, John W. Spiegel và Melissa Ann Thomas, đều là những luật sư nổi tiếng. Spiegel được đào tạo tại Trường Nghệ thuật và Khoa học Crossroads ở Santa Monica, tiếp theo là ĐH Stanford.

"Tôi là một chàng trai trẻ rất may mắn" - Spiegel từng nói về hoàn cảnh gia đình mình tại hội nghị kinh doanh của Stanford như vậy. Nhưng Spiegel cũng nhanh chóng phát hiện ra rằng, có lợi thế thôi là chưa đủ. “Để có thể thành công thì người ta cần tận dụng lợi thế của bản thân mình và tiếp tục cố gắng. Đó không chỉ là vấn đề làm việc chăm chỉ, mà còn là cách làm việc có hệ thống và khoa học".

Tại Stanford, Spiegel đã liên hệ và gặp gỡ với những người có ảnh hưởng, bao gồm Chủ tịch điều hành Google Eric Schmidt và đồng sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành của Intuit Scott Cook - người đã giúp Spiegel có được công việc tại các công ty công nghệ khi cậu vẫn còn là một sinh viên.

Thành công từ một ý tưởng “điên rồ”

Năm 2007, khi Spiegel học trung học, bố mẹ ly hôn và cậu ở cùng với bố. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của Spiegel nhưng cũng khiến cậu dần bản lĩnh hơn. Spiegel đã gặp những nhà sáng lập tương lai của Snapchat là Reggie Brown và Bobby Murphy tại ĐH Stanford.

Năm 2011, cậu đã cùng 2 người bạn này viết Picapoo mà sau này đổi tên thành Snapchat. Ý tưởng về ứng dụng tin nhắn ảnh, video tự hủy trong vòng vài giây sau khi xem này từng bị nhiều người cho là bất khả thi, điên rồ và nhận không ít lời chê bai “quá dở hơi” khi Spiegel trình bày trước lớp. Tuy vậy, chàng trai trẻ vẫn bình tĩnh đáp lại rằng, con người không nên cố gắng xây dựng một “bức tường thông tin” của họ trên mạng xã hội, họ chỉ nên chia sẻ với nhau những khoảnh khắc, những cảm xúc tại thời điểm nói chuyện cùng nhau.

Không ngờ, chính sự điên rồ ấy đã giúp Snapchat nhanh chóng chinh phục giới trẻ Mỹ. Ứng dụng được ưa chuộng bởi người ta có thể yên tâm gửi cho nhau những thông tin quan trọng, những lời chia sẻ mà chẳng sợ chúng bị phát tán rộng rãi như ở trên Facebook. Với Snapchat, mọi thứ chỉ đơn giản là giao tiếp, chia sẻ và… quên nó đi. Snapchat theo đuổi lối thiết kế đơn giản, độc đáo thay vì đa dạng chức năng như nhiều mạng xã hội hay ứng dụng nhắn tin hiện nay. Đứa con tinh thần của Spiegel đơn giản đến mức, nó chẳng có tính năng nào khác ngoài chụp ảnh, quay video, gửi tin nhắn đến bạn bè trong danh sách.

Sẵn sàng “nói không” với tiền tỉ

Là một ứng dụng có sức hút tốt, dễ hiểu khi Snapchat giành được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. Năm 2012, khi Snapchat còn rất non trẻ và Evan Spiegel chưa phải là một nhân vật nổi tiếng thì Mark Zuckerberg đã chú ý tới cậu. Với tư cách là “kẻ bề trên”, Mark rất lịch sự khi gửi đến Spiegel 1 bức thư với nội dung: “Spiegel, hãy đến Menlo Park (trụ sở của Facebook) và chúng ta sẽ làm quen với nhau”. Thế nhưng, “gã vô danh” đã trả lời CEO của mạng xã hội có giá trị tới 20 tỉ USD lúc đó rằng: “Xin chào, tôi đang ở Los Angeles, sao anh không tới đây nhỉ?”.

Mark cũng phải chấp nhận đề nghị đó của Spiegel. Trong cuộc gặp, Mark chẳng nói gì nhiều ngoài việc giới thiệu về Poke - một ứng dụng mới của Facebook với tính năng gần như y hệt Snapchat. Đáp lại lời tuyên chiến đó, Spiegel lẳng lặng quay về phòng làm việc, đặt 6 cuốn sách “Binh pháp Tôn Tử” cho 6 nhân viên lúc đó của Snapchat đọc và suy ngẫm chiến lược.

Ngay khi Poke được trình làng vào cuối năm 2012, Mark gửi tiếp một lời mời sử dụng Poke cho Spiegel và hy vọng cậu sẽ thích ứng dụng mới này. Gần như ngay lập tức, Spiegel và 2 người bạn đã khóa tài khoản Facebook. Điều đáng nói là chỉ trong 3 ngày, từ một ứng dụng cực kỳ “hot” ở thời điểm ra mắt, Poke đã bị chính Snapchat đá bay khỏi vị trí số 1 trên AppStore.

Cuối năm 2013, Mark một lần nữa liên lạc với Spiegel, đề nghị mua lại Snapchat với giá 3 tỉ USD. Với nhiều chuyên gia phân tích, đây là cái giá điên rồ cho một ứng dụng chỉ 2 năm tuổi và chưa từng tạo ra bất cứ đồng lợi nhuận nào. Thế nhưng, còn “điên” hơn cả quyết định của CEO Facebook, Spiegel thẳng thừng từ chối, khiến nhiều người phê phán cậu là kẻ tự cao tự đại.

Đối với những bàn tán của dư luận, Spiegel chia sẻ: “Người khác luôn có một thành kiến nào đó về bạn. Những gì bạn làm sẽ không bao giờ là đủ. Vì vậy hãy tìm xem điều gì là quan trọng với bạn, tìm những gì mà bạn thấy thích là được”. Theo Spiegel, nếu bạn hiểu rằng mình đang sở hữu những thứ thực sự giá trị, thì bạn nên theo đuổi chúng.
Song hành cùng cuộc sống của 'gã tỉ phú điên rồ" trẻ tuổi này không chỉ là công nghệ, mối tình đẹp như mơ với cựu thiên thần Victoria's Secret Miranda Kerr khiến Spiegel còn trở thành một trong những nhân vật được giới truyền thông showbiz chăm sóc khá kỹ càng.
Hãy ngắm nhìn những phút giây lãng mạn bên người tình của chàng tỉ phú trẻ nhất làng công nghệ:

spl1228133_001.jpg
Miranda Kerr lần đầu tiên ra mắt người tình tại giải Grammy 2016 
1438679539-mirandakerr-langsao-eva-3.jpg
Những giây phút ngọt ngào của Miranda Kerr và Evan Spiegel 
1436905080_mirandakerrevanspiegel07121_miranda-kerr-evan-spiegel-zoom.jpg
 Miranda Kerr và Evan Spiegel - cặp đôi vàng của làng giải trí

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm