3 loại gia vị hay bị "vu oan" là dễ gây ung thư

THÙY LINH (DỊCH TỪ SOHU) 
21/08/2022 - 06:41
Các loại gia vị nào là an toàn, loại nào tiềm ẩn nguy cơ ung thư cao? Bạn không nên nghe lời đồn thổi mà hãy tham khảo ý kiến của các nhà khoa học qua nghiên cứu cụ thể.

Trong quá trình nấu nướng, gia vị là thứ không thể thiếu. Tuy nhiên, các bà nội trợ dễ bị hoang mang bởi các tin đồn ung thư từ chính các loại gia vị trong nhà bếp. Vậy thực hư ra sao?

Những gia vị nào hay bị "vu oan" là nguyên nhân gây ung thư? 

Nước tương 

Nước tương có màu càng đậm thì càng có nhiều sắc tố caramel. Hiện nay hầu như tất cả các loại bột màu caramel được sản xuất công nghiệp đều chứa 4-methylimidazole. Theo quy định, hàm lượng 4-methylimidazole được sử dụng trong việc làm nước tương phải dưới 200mg/kg.

Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về phụ gia thực phẩm cũng chỉ ra, việc tiêu thụ 4-methylimidazole sẽ không gây ra các vấn đề sức khỏe con người nếu trong ngưỡng cho phép. Việc tiêu thụ nước tương được sản xuất theo tiêu chuẩn, do đó, là an toàn.

Mì chính 

Thành phần chính của bột ngọt là natri glutamat, tức là muối natri axit glutamic, trong đó axit glutamic là một trong những axit amin phong phú nhất nhưng không thiết yếu. Glutamat có trong các loại thực phẩm như nấm, cà chua, ngô, và tảo bẹ... 

Bột ngọt đã được chứng minh là không ây ung thư. (Ảnh minh họa)

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định bột ngọt sẽ gây hại trực tiếp cho cơ thể con người. Nhóm chuyên gia của WHO về phụ gia thực phẩm đã tiến hành nhiều thử nghiệm khác nhau, tất cả đều chứng minh rằng bột ngọt là an toàn.

Nước cốt, hạt nêm

Trong nước cốt gà hay hạt nêm, khoảng 40% là bột ngọt, còn khoảng 30% là muối, đường, gia vị, tinh bột và hương liệu, chất tăng cường... Các nghiên cứu cho thấy nước cốt có nhiều muối và các chất phụ gia thực phẩm khác hơn bột ngọt nhưng những chất phụ gia này vô hại, miễn là ăn vừa phải. Đó là loại gia vị không độc và không gây ung thư.

Theo các chuyên gia, nhóm bộ ba gia vị thực phẩm sau tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư:

Dầu hào để lâu ở nhiệt độ phòng: Trong dầu hào có nhiều chất dinh dưỡng nhưng một số thành phần của loại thực phẩm này rất dễ bị oxy hóa và phân hủy ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại, gây nấm mốc, hư hỏng... phát triển và sinh sản. Lúc này, dầu hào có thể chứa chất gây ung thư Aspergillus flavus. Vì vậy, nên bảo quản dầu hào trong tủ lạnh.

Dầu lạc tự ép: Dầu tự ép được chế biến theo quy trình thủ công, do đó không thể lọc hết các tạp chất như kim loại nặng, bụi bẩn, khiến dầu dễ bị biến chất, gây hại cho sức khỏe.

Không chỉ vậy, Benzopyrene, một chất gây ung thư, cũng sẽ sinh ra khi quy trình ép dầu được thực hiện ở nhiệt độ cao. Được bảo quản trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, dầu lạc rất dễ phát sinh chất gây ung thư aflatoxin.

Kem bơ đậu phộng: Để giảm giá thành, một số người buôn bán không tử tế đã sử dụng lạc, vừng còn cám hoặc hư hỏng làm nguyên liệu. Các thực phẩm hư hỏng này chứa một lượng lớn độc tố aflatoxin, gây ra những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn.

Bơ đậu phộng không an toàn nếu bị nấm, mốc. (Ảnh minh họa)

Làm thế nào để phân biệt gia vị đã biến chất?

Nấu nướng không thể không nêm gia vị, do đó việc bảo quản gia vị là một vấn đề rất quan trọng, nếu ăn phải gia vị hỏng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu bạn thấy các gia vị có các dấu hiệu sau, nên bỏ chúng: 

Màu sắc gia vị thay đổi: Nếu bạn thấy gia vị lỏng trở nên đục, có cặn, ngửi thấy mùi hôi hoặc có mùi vị bất thường thì chứng tỏ gia vị lỏng đã bị biến chất.

Gia vị tách nước: Đối với các loại gia vị bán lỏng, nếu xảy ra hiện tượng phân tầng, tách nước, lớp trên có váng hoặc lớp dưới có cặn, bốc ra mùi chua, thối thì chứng tỏ nó đã bị biến chất và không phù hợp để sử dụng. 

Gia vị bết dính: Sau khi gia vị khô hấp thụ hơi ẩm, nó kết dính lại, bạn có thể ngửi thấy mùi vị khó chịu, điều đó có nghĩa là gia vị đã bị biến chất và nên bỏ đi.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm