3 thời điểm phát hiện thai nhi bị dị tật mẹ bầu cần nhớ

09/05/2016 - 11:19
Những đứa trẻ sinh ra không may mắn bị dị tật, không chỉ tác động xấu đến trẻ, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của cha mẹ. Vì thế, khi mang thai, chị em cần siêu âm và khám thai định kỳ.
Tại BV Nhi TƯ, các bác sĩ đã phẫu thuật cho nhiều ca dị tật bẩm sinh, di chứng chấn thương, bệnh lý mắc phải của bàn tay, bàn chân phức tạp như tay dính ngón (xương – da dính liền khiến các ngón không thể phát triển), thừa – thiếu ngón, khối u ở bàn tay, di chứng chấn thương bàn tay… Việc phẫu thuật thành công mang lại niềm vui, hạnh phúc cho trẻ nhỏ và gia đình, giúp các em tự tin trong cuộc sống sau này.

Hiện nguyên nhân của các dị tật này được cho là do yếu tố về gene, di truyền, do mẹ ốm đau trong thời kỳ thai nghén, do dùng thuốc, do nhiễm độc (dioxin…), nhưng đa số trường hợp thì nguyên nhân không rõ ràng. Với những trẻ không may mắn sinh ra bị dị tật, sau khi được phẫu thuật sẽ trải qua quá trình phục hồi chức năng.
nhi-2.jpg
Một bệnh nhi được tạo hình lại khớp cổ tay, gỡ dính gân duỗi
TS Trần Danh Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh có lời khuyên: Thai phụ nên được theo dõi thường xuyên trong thai kỳ để phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Trong thai kỳ, nếu người mẹ uống một số các loại thuốc có hại như thuốc chống co giật, thuốc kháng giáp, thuốc trị ung thư, thuốc kháng sinh và một số loại thuốc trị mụn trứng cá... cũng có nguy cơ gây dị tật cho thai. 
TS Cương cho rằng, chẩn đoán trước sinh là việc làm cần thiết và khoa học nhất trong theo dõi thai kỳ. Nhờ siêu âm có thể phát hiện trên 80 - 90% thai nhi dị tật. Thời điểm bắt đầu khám sàng lọc trước sinh, gồm:  Khi thai 12 tuần; khi thai được 20 đến 22 tuần và từ 30 đến 32 tuần. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm