3 tính xấu khiến sinh viên ra trường có cuộc sống không như ý muốn

Thanh Hương
23/05/2023 - 10:52
Nhiều học sinh mất động lực sau khi vào đại học và không đặt ra mục tiêu gì cho bản thân.

Để thành công trong cuộc sống, ngoài việc tích lũy tri thức thì chúng ta còn cần không ngừng trau dồi kỹ năng sống, phẩm chất đạo đức. Đây đều là những yếu tố vô vùng quan trọng, đóng vai trò lớn trong thành bại của một người khi bước chân ra xã hội.

Nhiều em học sinh dù đã thi đỗ đại học top đầu, điểm số trên lớp không tồi nhưng khi tốt nghiệp lại không có được cuộc sống như ý muốn. Nguyên nhân là bởi các em này có những đặc điểm sau:

1. Không chịu tích lũy kinh nghiệm xã hội

Khoảng cách giữa các cá nhân có thể nhìn thấy rõ ràng. Cùng một khoảng thời gian lên lớp, số lượng và chất lượng của những người mà bạn có thể tiếp xúc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ xã hội của bạn.

Không ít học sinh sau khi vào đại học chọn lối sống khép kín, không chịu giao lưu, tiếp xúc với các bạn học khác, cũng không chủ động chào hỏi giáo viên. Kinh nghiệm xã hội của họ gần như bằng 0 và luôn sống trong thế giới nhỏ bé của riêng mình.

Đại học là môi trường tương đối tự do, cởi mở, là nơi cung cấp nhiều cơ hội để bạn mở rộng tầm nhìn, nâng cao kiến thức, mở mang tư duy. Nếu chịu khó tích lũy kinh nghiệm xã hội thì khi ra trường, bạn sẽ bớt bỡ ngỡ, lạc lõng hơn.

3 kiểu học sinh dù trước mắt có thi đỗ đại học top đầu thì đến khi tốt nghiệp cũng khó thành đạt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

2. Không có khái niệm thời gian

Những học sinh không có khái niệm về thời gian thường khá lười biếng, thường xuyên không làm bài tập mà để ở tình trạng "nước đến chân mới nhảy". Các em này cũng hay ngủ muộn,  thức khuya để xem phim, nghịch điện thoại dẫn đến không thể dậy sớm và đi học muộn.

Đến khi vào xã hội, các em này sẽ khó thích ứng với yêu cầu của công ty, cộng với áp lực công việc nên hay than vãn, rên rỉ. Trên thực tế, một người dậy sớm mỗi ngày và có ý thức tốt về thời gian thường sống lạc quan và tích cực hơn. Họ cũng luôn cho người khác thấy mặt tích cực của mình.

3. Thiếu ý tưởng và động lực

Nhiều học sinh mất động lực sau khi vào đại học và không đặt ra mục tiêu gì cho bản thân. Không ít bạn sinh viên năm nhất chưa đủ giỏi nhưng lại thiếu mục tiêu và động lực rõ ràng, luôn sống trong trạng thái hoàn toàn tự do, buông thả, kiêu ngạo vì thành tích đỗ đại học.

Trên thực tế, bất cứ khi nào chúng ta có mục tiêu và động lực, chúng ta sẽ có cơ hội thành công. Trong thời gian học đại học, điều rất quan trọng là các bạn trẻ phải biết khi nào nên học, khi nào nên duy trì một trái tim tích cực.

Cần phải hiểu rằng: Một người chỉ có thể thực sự thay đổi bản thân sau khi đã xác định được rốt cuộc mình sẽ làm gì hay sẽ trở thành ai. Muốn thay đổi môi trường sống, môi trường xã hội thì cần phải nỗ lực không ngừng và đặt ra mục tiêu cho bản thân.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm