4 xét nghiệm phụ nữ trung niên không thể bỏ qua

15/03/2017 - 11:22
Do quá trình thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nên bước vào độ tuổi trung niên, chị em có nguy cơ đối mặt với nhiều căn bệnh phức tạp.
Do đó, phụ nữ giai đoạn này cần có cách chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa rủi ro bệnh tật bằng việc thường xuyên thăm khám và thực hiện các xét nghiệm sau.

1. Ung thư cổ tử cung: Đây là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, đứng thứ 4 trong các loại ung thư mà phụ nữ thường gặp nhưng có thể phòng ngừa được. Nghiên cứu khoa học cho thấy, phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở tuổi trung niên, phổ biến nhất là từ 35 đến 55 tuổi. Virus HPV là nguyên nhân chính gây ra các ca ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, ung thư cổ tử cung còn do di truyền, béo phì, nghiện thuốc lá, quan hệ tình dục bừa bãi. Theo khuyến cáo, phụ nữ trung niên nên làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung hay còn gọi là xét nghiệm PAP mỗi năm 1 lần.
planned-parenthood-womens-health-pap-test-and-hpv-test.jpg
 Theo khuyến cáo, phụ nữ ở tuổi trung niên nên làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung mỗi năm 1 lần
2. Ung thư vú: Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên là người dễ bị mắc bệnh ung thư vú do thời kỳ này nội tiết tố thay đổi thất thường nên tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Ung thư vú dễ gặp ở phụ nữ khi trước đó gia đình chị em có người mắc bệnh này, phụ nữ sinh con muộn sau tuổi 30, người nghiện thuốc lá, uống rượu và bia.

Khi bắt đầu bước sang tuổi 30, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra vú hằng tháng. Cách đơn giản để phát hiện những bất thường ở vú là đứng trước gương tự sờ ngực và nằm ngửa sờ nắn ngực xem có những u cục lạ không. Đừng bỏ qua những cơn đau ngực thất thường để sớm đi gặp bác sĩ.

Nên nhớ rằng, phụ nữ ở tuổi 40 có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 3 lần so với độ tuổi trước đó. Nếu không có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, thể dục hợp lý và thường xuyên thăm khám tuyến vú, nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Chụp X-quang có thể phát hiện khối u ở vú. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm thích hợp để thực hiện kỹ thuật này.

3. Xét nghiệm mỡ máu: Rối loạn mỡ máu hay tăng cholesterol trong máu, dễ dẫn đến cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch... Nếu bị mỡ máu, cần ngừng hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, tránh thực phẩm có nhiều chất béo, cholesterol; tập thể dục đều đặn. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên để giúp điều hòa cholesterol và kiểm soát mỡ máu.

4. Xét nghiệm tiểu đường: Tiểu đường là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Nếu không sớm được khống chế, căn bệnh này sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm với cơ thể. Nam giới và nữ giới độ tuổi trên 40 có nguy cơ mắc tiểu đường cao, nhất là ở những đối tượng thừa cân, hút thuốc lá và ít vận động.

Những người mắc tiểu đường dễ có nguy cơ mắc đột quy  hoặc đau tim cao gấp 5 lần so với người bình thường. Những rắc rối khác mà bệnh nhân tiểu đường có thể gặp phải là suy giảm thị lực, dễ bị tổn thương các mạch máu, dây thần kinh và các cơ quan nội tạng. Một số dấu hiệu để nhận biết tiểu đường tuýp 2 là dễ khát nước, mệt mỏi và đi tiểu nhiều. Do đó, chị em cần xét nghiệm tiểu đường định kỳ để phát hiện và khống chế sớm bệnh.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm