5 gợi ý giúp con đương đầu với phiên tòa sau khi bị xâm hại

10/06/2017 - 06:45
Khi trẻ bị xâm hại tình dục và sự việc được báo cáo, trẻ sẽ phải đối mặt với những thủ tục khai báo gì? Cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý và cách ứng phó như thế nào trước khi sự việc của trẻ được đưa ra xét xử?

Theo tư vấn của chị Đỗ Thu Trang – chuyên gia về tâm lý trẻ em (Ngôi nhà Bình yên, Trung tâm Phụ nữ & Phát triển): “80% các vụ trẻ bị xâm hại có thủ phạm quen biết trẻ nạn nhân. Trung bình mỗi năm, cả nước xảy ra 1.000 vụ xâm hại tình dục, năm sau thường cao hơn năm trước, trong đó, số trẻ em bị hiếp dâm chiếm đến 65%... Đây là những con số đưa ra căn cứ trên những sự việc được phát hiện, báo cáo...".

sequence-01.jpg
Chị Đỗ Thu Trang: "Trung bình 8 giờ trôi qua, lại có một trẻ em Việt Nam bị xâm hại"

Khi trẻ bị xâm hại tình dục và sự việc được báo cáo, trẻ sẽ phải đối mặt với những thủ tục khai báo gì?

Theo chị Thu Trang: "Đó thường là 6 bước cơ bản: (1) Trẻ sẽ phải chia sẻ câu chuyện của mình; (2) Tường thuật lại sự việc cho cảnh sát; (3) Trả lời phỏng vấn với luật sư; (4) Kiểm tra sức khỏe (sẽ phải đến bệnh viện để giám định, kiểm tra mức độ tổn thương trên cơ thể và tâm lý. Nếu bị ảnh hưởng nặng, có thể trẻ em phải theo trị liệu với quy trình là 12 buổi can thiệp để đánh giá mức độ rối loạn, đánh giá mức độ ảnh hưởng, tiến hành can thiệp trị liệu bằng các liệu pháp như câu chuyện, tranh vẽ…); (5) Tham dự phiên tòa; (6) Đối mặt với kẻ xâm hại… 

vu-chau-be-bi-nghi-xam-hai-o-truong-mam-non.jpg
 Những thủ tục khai báo này, nếu tiến hành không cẩn thận và không đúng quy trình, có thể sẽ lại đào sâu thêm những ám ảnh, tổn thương cho trẻ.

Nếu không may con bị xâm hại tình dục, theo chị Thu Trang, trước hết bố mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc ứng xử và việc cần làm trước khi sự việc được báo cáo:

Bình tĩnh: Trẻ em thường rất nhạy cảm đối với những phản ứng của bạn. Ngay khi sự việc được kể ra lần đầu, trẻ có thể suy đoán/nghĩ rằng sự giận dữ hay ghê tởm của bạn đối với việc xâm hại trẻ là sự giận dữ hay ghê tởm của bạn đối với chính bản thân trẻ.

1_409801.jpg
Bố mẹ duy trì sự bình tĩnh sẽ giúp trẻ giảm thiểu xu hướng cảm thấy mình “khác biệt” khi bị xâm hại. Việc này cũng sẽ giúp trẻ lấy lại cảm giác về phẩm giá của bản thân, là điều thường mất đi đầu tiên ở người bị xâm hại tình dục. (Ảnh minh họa)

Đừng bao giờ đổ lỗi: Đừng bao giờ đổ lỗi, trừng phạt hay gây bối rối cho trẻ. Nếu việc xâm hại xảy ra do trẻ không vâng lời bạn, cũng đừng nói với trẻ rằng “Bố/mẹ đã bảo con rồi mà” hay “Nếu con nghe bố/mẹ, thì điều này đã không xảy ra”.

Khẳng định: Trẻ bị xâm hại thường cảm thấy bối rối hoặc chối bỏ những cảm xúc của bản thân do sự thao túng của kẻ xâm hại. Trẻ cần được cho phép và được khuyến khích nói ra những gì các em cảm thấy, cảm xúc của các em cần được xem xét một cách nghiêm túc và được khẳng định nhằm giúp các em tiếp tục thổ lộ và chữa lành vết thương.

picture1.jpg

Giúp đỡ: Một đứa trẻ bị xâm hại tình dục thường cảm thấy cô đơn, nghĩ rằng không có ai từng trải qua những gì mà trẻ từng chịu đựng hoặc nghĩ rằng sẽ không ai tin mình cả. Nói công khai về việc bị xâm hại có thể gây tổn thương cho trẻ như chính việc bị xâm hại. Vì vậy, người lớn cần phải hỗ trợ trẻ nhiều nhất có thể, đặc biệt là khi trẻ bắt đầu thổ lộ. Trấn an các em bằng cách nói “Bố/ mẹ ở đây là để giúp con” hoặc “Bố/mẹ sẽ cùng con vượt qua chuyện này.”

20170410143527-xam-hai-tinh-duc-4.jpg

Chuẩn bị cho trẻ về những gì sắp xảy ra: Những trẻ bị xâm hại thường cảm thấy bất lực. Các em cần biết rằng các em không thể một mình vượt qua những hậu quả của việc bị xâm hại tình dục được mà trẻ cần cho phép người khác giúp đỡ trẻ. Các em cũng cần được thông báo về vai trò của chính các em trong quá trình giúp đỡ trẻ – như là thuật lại sự việc. Chính bố mẹ cần phải hiểu rằng việc tường thuật lại việc trẻ bị xâm hại là một cách để ngăn chặn việc xâm hại tiếp tục diễn ra.

Tuy nhiên, việc kể lại này, cần phải hướng dẫn trẻ nên nói như nào, nên kể với ai, trẻ cần được giúp gì và có thể nhận được sự trợ giúp nào. Cho phép các em tham gia vào “vụ kiện” của chính các em càng nhiều càng tốt. Điều này mang lại cho các em quyền sở hữu, sức mạnh và khả năng để đương đầu với các phiên toà sắp tới. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm