50 tuổi: Nữ sắp hưu, nam vẫn phát triển

23/02/2016 - 12:00
GS Lê Thị Quý chia sẻ những rào cản cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội đối với sự phát triển của phụ nữ. Bà tin rằng, nếu được tạo điều kiện và cơ hội tương đương nam giới, phụ nữ sẽ phát huy được khả năng của mình.

GS.TS Lê Thị Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và phát triển - chuyên gia đầu ngành xã hội học nghiên cứu về giới và gia đình - người đã dành phần lớn thời gian cuộc đời cho việc đấu tranh cho bình đẳng giới khẳng định: Phụ nữ khi muốn tham gia vào lĩnh vực chính trị, hoặc đơn giản là tham gia vào các hoạt động xã hội đều khó khăn hơn nam giới rất nhiều. Họ phải lao động, phấn đấu gấp đôi so với đồng nghiệp nam, nhưng thực tế đôi khi lại chịu sự đánh giá thấp hơn. 

GS.TS Lê Thị Quý (đứng) trao đổi với sinh viên - Ảnh: NVCC

Việt Nam đã có Luật, chính sách về bình đẳng giới, nhưng theo tôi, cần có những chính sách bình đẳng thực chất, xác hợp, bình đẳng trên cơ sở đặc thù về giới. Người phụ nữ có giới tính nữ nên họ làm những công việc phù hợp với giới tính của họ và đàn ông cũng vậy. Bình đẳng giới trên cơ sở phát triển tâm sinh lý của con người, chứ không phải bình đẳng là cái gì giới này làm được thì giới kia cũng phải làm được.

Mỗi phụ nữ đã mất ít nhất 5 đến 10 năm cuộc đời cho việc sinh đẻ, nuôi con, tốn rất nhiều thời gian, sức lực, khi họ rảnh rang thì không còn cơ hội. Nhiều cơ quan, không đề bạt phụ nữ 50 tuổi, trong khi ở tuổi này nam giới vẫn có cơ hội phát triển. Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý phấn đấu của lao động nữ. Rào cản nữa là không ít ông chồng, con không thích cho phụ nữ làm lãnh đạo, cao hơn mình.

Thực tế cho thấy, trong quá trình học tập, thi cử, nữ giới đều thể hiện được khả năng của mình và đạt thành tích cao. Tôi tin, nếu được tạo điều kiện và có cơ hội tương đương nam giới thì phụ nữ hoàn toàn có thể phát huy được khả năng của mình.
Chia sẻ của GS.TS Lê Thị Quý: 


* GS.TS Lê Thị Quý là 1 trong 6 nhà khoa học đương đại có mặt trong cuốn sách “Rạng rỡ sử xanh phụ nữ Việt Nam”. Bà cũng là người đầu tiên nghiên cứu về bạo lực gia đình ở Việt Nam (bắt đầu từ năm 1989). Năm 2005, bà có tên trong danh sách 1.000 phụ nữ thế giới được đề cử Nobel Hòa bình.

 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm