‘Âm thanh yêu’

21/12/2015 - 10:29
Rất nhiều cặp vợ chồng thừa nhận thực tế, lấy nhau được vài năm, câu chuyện giữa hai vợ chồng nhạt nhẽo hẳn. Thậm chí chỉ có ừ, à giật cục. Vậy ‘lời hồng’ khi ‘gần gũi’ phải làm sao?

Nói chuyện kéo gần khoảng cách

Các cặp đôi ít nói chuyện với nhau trong đời sống hàng ngày sẽ đối mặt với một thực tế, mù tịt các thông tin xảy ra hàng ngày của nhau. Như vậy, kéo theo hệ quả, tự nhiên trở thành người xa lạ hoặc ít nhất, có một bức tường vô hình ngăn cách giữa hai người. Cho nên, ai rơi vào hoàn cảnh này hãy khởi động lại việc nói chuyện với nhau thường xuyên nhé.

Điều này có lợi ở chỗ, bạn có cơ hội nhìn nhận các câu chuyện, vấn đề xảy ra một cách toàn diện, có sự dịu dàng, nhẹ nhõm của vợ, sự chắc chắn, dứt khoát của chồng. Lợi thứ hai là hai vợ chồng biết nhiều chuyện của nhau hơn, gần gũi nhau hơn.

Atx---Amthanhyeu.jpg

Ai cũng thích được nghe những lời âu yếm, ngọt ngào từ người ‘bạn đời’ của mình. Ảnh minh họa: internet

Lời nói chẳng mất tiền mua

Đừng để ý nghĩ họ là chồng/vợ mình, cần gì phải uốn lưỡi nịnh nữa. Nói vừa lỗ tai không có nghĩa là nịnh. Đó có thể là một lời khen dành cho chồng/ vợ khi họ làm được một việc tốt hoặc thể hiện được một khả năng của họ. Đó có thể là một câu dặn dò khi chồng/ vợ bị ốm, đi làm hay đi xa. Đó có thể là tiếng thủ thỉ các công việc nhà cần chú ý trong tuần tới, tháng tới hay dịp giỗ chạp. Đó có thể là những câu chuyện vui, rông dài để hai người thấy thư giãn, thoải mái, dễ chịu...

Vẫn biết thói quen của các bà vợ là nói nhiều, nói dai, vẫn biết thói quen của các ông chồng là “cóc khó mở miệng”, không thích nghe một chuyện mấy lần, nhưng là người một nhà, không thể đi lại như cái bóng, mà hãy thật nhiệt tình, cởi mở, có vậy mới có ham muốn nói lời dễ nghe và mở lòng để đón nhận lời nói ngọt.

Ngôn ngữ riêng của hai người
Tình cảm yêu thương không phải lúc nào cũng thể hiện bằng lời, nhưng chẳng có ai không thích được nghe những lời âu yếm từ chồng/vợ mình. Nhiều cặp vợ chồng có ngôn ngữ riêng để chuyển tải tình cảm của mình. Họ có tên gọi riêng hay cách xưng hô riêng giữa vợ chồng, chỉ cần nghe được âm thanh ấy đã khiến cho mệt nhọc, bực bội lùi xa. Có những tiếng của vợ/ chồng cuốn hút người kia như âm điệu, tiếng cười. Thậm chí, có các ám hiệu âm thanh riêng để người bạn đời nhận ra mình đang vui sướng, hạnh phúc, vui vẻ, bực bội, đau khổ, tức giận... Họ cũng có thể lựa chọn những âm thanh để cùng thưởng thức. Như người thì thích nhạc giao hưởng, người thích nghe một chương trình nào đó của đài hoặc TV, người lại thích được bạn đời đọc báo, đọc sách cho nghe, người thì hay nghe một bài hát nào đó người kia hát... Kể cả lúc gần gũi vợ chồng, một đôi lời bật ra đúng lúc có thể khiến cho không khí “cuộc yêu” trở nên nồng nhiệt và hưng phấn gấp bội. “Âm thanh yêu” đó có khi chỉ là những tiếng nũng nịu không có nghĩa, vẫn khiến cho đôi tai nhạy cảm của người yêu thỏa mãn lắm rồi.
Rõ ràng là, đôi tai tham gia rất nhiều vào đời sống tình cảm vợ chồng, nhiều khi xoay chuyển tình thế đến 360 độ nếu được nghe những lời yêu đúng lúc. Đó là chưa kể, vùng tai là vị trí cực kỳ nhạy cảm của cả hai giới khi được tác động trong lúc “yêu”!

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm