Biến lục bình thành hàng thủ công mỹ nghệ

01/09/2017 - 11:13
Cây lục bình trước đây dùng làm thức ăn cho gia súc, thậm chí còn kết thành từng chùm lớn gây tắt nghẽn các con kênh, cản trở việc di chuyển của xà lan thì giờ đây nó trở thành cây giúp các hộ dân nghèo ở các tỉnh miền Tây thoát nghèo.

Tại xã Bình Ninh, Tam Bình, Vĩnh Long có một HTX được sự giúp đỡ và hướng dẫn của Hội LHPN tỉnh đã tận dụng loại cây phế phẩm là lục bình để sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Đó là Hợp tác xã (HTX) Thủ công mỹ nghệ Quyết Thắng do chị Phạm Thị Tơ làm Chủ nhiệm kiêm Giám đốc HTX.

HTX Thủ công mỹ nghệ Quyết Thắng được thành lập năm 2007. Lúc đầu, chỉ có trên 15 lao động tại chỗ và thu nhập không thường xuyên do đầu ra sản phẩm không có, nhưng bây giờ số lượng xã viên lên đến 1029 và được cung cấp dây đan và hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

a1.jpgTrước đây cây lục bình mọc rất nhiều làm tắt các kênh đưa nước vào ruộng, nhiều người mang bình phun thuốc đi xịt cho lục bình chết. Thế nhưng, từ khi có mô hình đan lục bình người dân đã tìm cách vây lục bình lại và nuôi lớn để bán nguyên liệu 

 

a2.jpg
Hiện nay, trên khắp các con đường ở Miền Tây chúng ta rất bắt gặp cây lục bình được phơi khắp nơi
a3.jpg
Cây lục bình trở thành cây thoát nghèo cho nhiều hộ dân 
a5.jpg

Người đan cảu HTX Quyết Thắng được cung cấp dây đan và hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm 

HTX Thủ công mỹ nghệ Quyết Thắng được thành lập năm 2007. Lúc đầu, chỉ có trên 15 lao động tại chỗ và thu nhập không thường xuyên do đầu ra sản phẩm không có, nhưng bây giờ số lượng xã viên lên đến 1029 và được cung cấp dây đan và hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

a6.jpg
HTX Quyết Thắng còn mở các lớp hướng dẫn dan lụ bình cho bà con 

Chị Tơ kể lại: Khi trước gia đình chị cũng thuộc diện hộ nghèo, sau khi chị đi học nghề đan lục bình do Hội LHPN xã tổ chức, chị đã tìm ra được lối đi thoát nghèo cho bản thân và nhiều chị em khác trong vùng. Ban đầu từ 15 chị em trong tổ sau đó nhân rộng ra 50, 60 người, tiếp tục thành lập và được công nhận làng nghề ấp An Hòa A, xã Bình Ninh, huyện Tam Bình. Bây giờ mô hình đan lục bình của chị đã đào tạo được 1029 lao động và thành lập HTX Thủ công mỹ nghệ Quyết Thắng (2007). Làng nghề ngoài đan lục bình còn đan lát, nhựa…

a7.jpg
Những người thợ tay ngang đan lục bình xuất khẩu

Hiện nay, có rất nhiều hộ dân học cách trồng lục bình để lấy nguyên liệu. Cây lục bình nếu được phơi khô đủ nắng thì có màu khá đẹp mắt. Nghề đan lục bình khá đơn giản, chỉ cần người đan chịu khó là có thể hoàn thành sản phẩm như: Thùng vuông, thảm, nón, thuyền, nón, rổ, giỏ xách, túi xách, cặp bình lục bình.

a8.jpg
sản phẩm lục bình hộp vuông 

Để làm được sản phẩm thì người lao động phải trải qua 4 công đoạn chính: Dán keo; cắt dây thả xương; đan; quấn miệng. Người thợ làm theo khung sắt có sẵn nên rất dễ dàng tạo ra các sản phẩm đồng đều và chuyên nghiệp. Một số chị em có thể sáng tạo ra các vật dụng khác nếu phù hợp và được  khách hàng đặt hàng thì sẽ được sản xuất đại trà.

Chị Nguyễn Thị Như Thủy (ấp An Hòa B, Bình Ninh, Tâm Bình, Vĩnh Long) chia sẻ: “Tôi trước đây đi làm mướn nhưng thời gian đây không ai mướn nữa, lúa cũng gặt xong rồi nên tôi đi học đan để kiếm thêm tiền cho con đi học”.

a9.jpg
Nón lục bình 
a10.jpgThuyền lục bình dùng đựng trái cây 
a11.jpg
Sản phẩm giỏ lục bình
a12.jpg
Chậu hoa lục bình

 a14.jpg

Cặp lục bình để trang trí phòng khách 
a15.jpgChị Phạm Thị Tơ  (trái)- Chủ nhiệm kiêm Giám đốc HTX Quyết Thắng - trò chuyện cùng cán bộ Trung ương Hội LHPNVN

 

a13.jpg
Những sản phẩm chuẩn bị xuất khẩu

Trung bình, một người làm giỏi có thể kiếm được 2,5 – 3 triệu đồng một tháng, một người tay nghề bình thường cũng có thể kiếm được từ khoảng 1 -2 triệu đồng/tháng. Thời gian để hoàn thành sản phẩm như hộp vuông tốn khoảng 2 tiếng đồng hồ đối với thợ lành nghề và được trả công từ 18 – 20 ngàn/ sản phẩm.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm