Theo bác sĩ Nguyễn Trung Anh, Trưởng khoa Khám bệnh (BV Lão khoa TƯ), đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong nhiều thứ ba (sau tim mạch và ung thư) và là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu. Hiện nay, đột quỵ đang có xu hướng ngày càng gia tăng do sự thay đổi lối sống của giới trẻ.
Để hạn chế bị bệnh, người dân hãy sống vui vẻ, bớt căng thẳng vì stress sẽ giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn, giúp cơ thể có những phản ứng để cảnh báo khi có nguy cơ đột quỵ. Trường hợp quá căng thẳng thì có thể ngồi thiền, tập Yoga nghe nhạc hoặc đi bộ.
Những người bị huyết áp cao, nhất là người cao tuổi thì nên thường xuyên kiểm tra huyết áp, kiểm soát theo hướng dẫn của bác sĩ; thực hiện tập thể dục thể thao, nhưng bạn không nên tập luyện với cường độ cao không quá 30 phút một ngày và không quá 5 ngày một tuần.
Người dân nên hạn chế rượu bia, thuốc lá. Bởi thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ đến 30%; rượu bia cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ vì chảy máu và thiếu máu cục bộ do loạn nhịp tim và tạo huyết khối.
Ngoài ra, người dân thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
Ngoài ra, người dân thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
Chăm sóc người bị đột quỵ như thế nào?
Bác sĩ Nguyễn Trung Anh cũng cho biết, những người bị đột quỵ dù được cứu sống thường bị liệt một phần cơ thể hoặc toàn thân. Vì vậy, người nhà khi chăm sóc bệnh nhân cũng phải chú ý.
Theo đó, nếu bệnh nhân bị liệt cơ hầu họng gây khó nuốt thì nên cho ăn thức ăn nên xay nhuyễn, lỏng dễ nuốt. Nếu xảy ra tình trạng ăn dễ sặc, bác sĩ sẽ cho đặt ống ăn từ mũi xuống dạ dày.
Bệnh nhân liệt nằm một chỗ dễ bị loét xương cụt. Vì vậy người chăm sóc nên xoay trở bệnh nhân thường xuyên. Ngoài ra, người nhà khi chăm sóc nên đỡ người bệnh ngồi dậy, nhắc người bệnh hít thở sâu và vỗ lưng để tránh nhiễm trùng. Khi bệnh nhân ngồi, gia đình nên treo tay bên liệt bằng miếng vải đỡ hình tam giác. Khi đỡ ngồi thì nâng phía sau cổ, không nên kéo tay bên liệt nhằm tránh đau khớp vai bên bị liệt.
Đột quỵ có thể không bị tai biến dẫn đến liệt hoặc tử vong, nếu được cấp cứu kịp thời. Vì thế, khi phát hiện người bị đột quỵ, bệnh nhân cần nhanh chóng được đưa đến bệnh viện, thời gian "vàng" để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ, hạn chế tai biến là trong vòng 3 giờ đầu, kể từ khi nạn nhân bị đột quỵ. Càng để lâu, cơ hội điều trị khỏi, càng thấp.
Đột quỵ có thể không bị tai biến dẫn đến liệt hoặc tử vong, nếu được cấp cứu kịp thời. Vì thế, khi phát hiện người bị đột quỵ, bệnh nhân cần nhanh chóng được đưa đến bệnh viện, thời gian "vàng" để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ, hạn chế tai biến là trong vòng 3 giờ đầu, kể từ khi nạn nhân bị đột quỵ. Càng để lâu, cơ hội điều trị khỏi, càng thấp.