Cách xử trí để nạn nhân bị xâm hại tình dục không trầm cảm

24/03/2017 - 15:15
Theo bác sĩ Tô Thanh Phương, Phó Giám đốc BV Tâm thần TƯ I, giai đoạn 2 tuần đầu khi bị xâm hại tình dục, cách ứng xử của người nhà là rất quan trọng để nạn nhân không bị rơi vào trầm cảm, hoảng loạn.
Bác sĩ Tô Thanh Phương, Phó Giám đốc BV Tâm thần TƯ I cho biết, cách đây mấy tháng, một bé gái chừng 15 tuổi (ở Hà Nội) một mình lên Tuyên Quang chơi. Trên đường đi, cháu đã bị cưỡng hiếp dẫn đến hoảng loạn, chẳng nhớ gì về nhà cửa, số điện thoại mà và đi lang thang. Công an địa phương phát hiện nên đưa về đồn. Dần dần cháu gái nhớ được số điện thoại và công an địa phương liên lạc để gia đình lên đón về.
 
Tuy nhiên, những ngày sau đó, cháu bé rơi vào trạng thái hoảng loạn, trầm cảm, nhiều lúc la hét, chửi mắng người nhà dù không có lý do. Sau đó, cháu bé được gia đình đưa vào BV Tâm thần TƯ I điều trị. Sau chừng 1 tháng, cháu đã linh hoạt trở lại, hết bệnh và trở về với gia đình.
 
Tuy nhiên, có những trường hợp bị xâm hại tình dục mà nạn nhân mang nỗi ám ảnh cả đời. Bác sĩ Phương cho biết, cách đây chừng 5 tháng, một nữ bệnh nhân ở Vĩnh Phúc đã xin vào điều trị tại BV. Bệnh nhân cho biết, cách đây chừng 15 năm, khi đó chị mới 16 tuổi đã bị một người hàng xóm rủ đi chơi và cưỡng hiếp. Sau khi thực hiện hành vi đồi bại, người đó đe dọa chị không được nói với gia đình. Chị sợ quá, hoảng loạn. Tuy nhiên, sau vài tháng, chị có thai. Gia đình hai bên phải tổ chức đám cưới. 
 
Sau khi kết hôn, cuộc sống của bệnh nhân như trong địa ngục. Dù sống chung nhà, ngủ chung giường nhưng chị chẳng có cảm xúc với người mà mình gọi là chồng, kể cả khi vợ chồng quan hệ tình dục. Cũng bởi, nỗi đau từ lần bị cưỡng hiếp đã khiến chị hoảng loạn vẫn còn ám ảnh. Chị chẳng nói cười, cũng chẳng dám nói với gia đình. Người chồng cũng nhận ra điều ấy và gần đây cả hai đã ly hôn để giải thoát cho nhau.

Sau đó, chị đến BV Tâm thần TƯ I điều trị một thời gian. Nhờ các biện pháp trị liệu, tâm lý và ứng dụng mới của y học, chị đã trở lại cuộc sống bình thường.
         
_mg_9112.JPG
 Bác sĩ Tô Thanh Phương, Phó Giám đốc BV Tâm thần TƯ I.
Theo bác sĩ Tô Thanh Phương, trầm cảm có 3 loại. Đó là trầm cảm tâm căn (tức phát bệnh do tâm lý); trầm cảm nội sinh (tự nó phát ra) và trầm cảm triệu trứng (do các bệnh mắc như HIV, ung thư khiến bệnh nhân chán nản, rồi rơi vào trầm cảm). Với 2 bệnh nhân ở trên bị trầm cảm ở nhóm bệnh thứ nhất.

Bác sĩ Phương cũng cho biết, khi bị trầm cảm do xâm hại tình dục, bệnh nhân cần chia sẻ với người nhà, người thân để giải tỏa nỗi u uất dồn nén trong người. Ngoài ra, người trong cuộc cũng nên đến những nơi yên tĩnh, không khí trong lành hoặc đi du lịch để giải tỏa tâm lý. Bệnh nhân cũng nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và kê đơn thuốc điều trị. 
“Thông thường sau thời gian ngắn bị xâm hại, nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo sợ, khí sắc thay đổi. Về lý thuyết, nếu phát hiện sớm và được điều trị tích cực thì sẽ qua khỏi. Nếu không sẽ trở thành trầm cảm bệnh lý”, bác sĩ Phương nói.  
 
Người thân của nạn nhân, ngoài việc chăm sóc cũng phải có các biện pháp, giải pháp giúp đỡ bệnh nhân về tâm lý như chia sẻ, trò chuyên hoặc tạo ra không khí vui vẻ, đi du lịch. Hạn chế cho bệnh nhân gặp phải các tình huống căng thẳng, ức chế.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm