Cần làm ngay những việc này sau khi bé bị chó cắn

25/12/2018 - 22:42
Ngày 25/12, BV Sản Nhi Nghệ An cho biết, gần đây BV liên tiếp tiếp tiếp nhận các bệnh nhi bị chó cắn gây thương tích nặng. Mới đây nhất, ngày 20/12, BV tiếp nhận bệnh nhi Nguyễn T.K (7 tuổi, TP Vinh, Nghệ An) bị chó cắn gây thương tích nặng.

Gia đình cho biết, trong lúc chơi đùa, bệnh nhi đã bị chó nhà hàng xóm cắn. Người nhà phát hiện đã nhanh chóng đánh đuổi chó và đưa bệnh nhi đến BV cấp cứu. Theo các bác sĩ, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng đa vết thương vùng mặt gây biến dạng; vết thương rách sâu nham nhở vùng trán chảy nhiều máu; nhiều vết thương vùng mắt, gan tay phải bị nhiều vết thương phức tạp. Bác sĩ đã xử lý vết thương rồi tiêm phòng dại cho bệnh nhi.

 

14.jpg
Bé K. bị chó cắn đa chấn thương vùng mặt

 

BV cũng cho biết, ngoài những tổn thương do bị chó cắn gây ra thì nguy cơ mắc bệnh dại, đe dọa đến tính mạng nạn nhân cũng rất cao. Vì vậy, việc sơ cứu ban đầu đối với người bị chó cắn có vai trò vô cùng quan trọng.

Dưới đây là những sơ cứu ban đầu cần thiết nếu chẳng may bị chó cắn.

Vệ sinh vết cắn

Đây là bước vô cùng quan trọng, nếu bạn xử lý không đúng cách hoặc không kịp thời có thể làm tăng thêm nguy hiểm cho cơ thể. Do đó, khi bị chó cắn, người nhà phải tách rời phần quần/áo của trẻ ra khỏi vị trí vết cắn. Thao tác này sẽ giúp hạn chế nước bọt của chó còn dính trên vải quần, làm bám nhiều hơn vào vết thương. Sau đó, bạn phải nhanh chóng rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh. Bạn có thể sử dụng xà bông, nước muối hoặc dung dịch sát trùng vết thương. Tuy nhiên, tránh chà sát quá mạnh sẽ khiến vết thương nghiêm trọng hơn.

Kiểm tra vết cắn

Sau khi vệ sinh sạch sẽ vết cắn, bạn cần kiểm tra lại xem tình trạng vết cắn nặng nhẹ thế nào. Nếu chỉ là vết xước ngoài da hoặc vết thương nhỏ thì bạn có thể tự băng bó tại nhà.

Tuy nhiên vết cắn sâu trên 2cm, vết cắn gần vùng đầu, cổ hoặc bộ phận sinh dục thì cần đến BV để được xử lý.

Băng bó vết thương

Sau khi rửa sạch vết thương, bạn nên dùng băng gạc hoặc vải sạch để băng bó lại vết thương nhằm cầm máu cũng như hạn chế vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý là không nên băng quá chặt sẽ khiến máu khó lưu thông.

Trong trường hợp nếu vết thương khá sâu và máu chảy không ngừng thì sau khi sơ cứu băng bó vết thương, phải nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh tình trạng mất quá nhiều máu.

Theo dõi con chó

Sau khi sơ cứu vết thương xong, việc cần làm tiếp theo là xác định xem con chó đã cắn là từ đâu đến. Nếu đó là chó có chủ thì bạn cần yêu cầu chủ nhốt chó lại, một mặt là tránh tình trạng chó cắn người lung tung, hai là để tiện theo dõi tình trạng bệnh của con chó.

Tuy nhiên, nếu đây là chó hoang, chó lạ hoặc sau 15 ngày theo dõi, con chó bỗng phát bệnh và có dấu hiệu bất thường thì cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay để có phương pháp chữa trị kịp thời.

cho-can-1520058304805774232955.jpg
Tiêm phòng dại cho trẻ bị chó cắn. Ảnh minh họa

 

Những trường hợp nguy cấp, cần đi tiêm phòng ngay:

- Đã xác định được con chó cắn người là chó đang phát bệnh. Biểu hiện chó phát bệnh thường có mắt đỏ ngầu, chảy nước dãi, sùi bọt mép, trông buồn bã.

- Địa điểm bị chó cắn gần hoặc nằm trong vùng đang có dịch bệnh chó mèo.

- Chó cắn là chó hoang, chó lạ không thể theo dõi được.

- Vết cắn quá nặng, quá nhiều.

- Ngoài ra, nếu người bị chó cắn đang mắc một trong những bệnh như tiểu đường, bệnh gan, ung thư, HIV thì cũng cần liên hệ với trung tâm y tế ngay để có hướng giải quyết kịp thời. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm