Cậu bé đầu tiên ghép 2 bàn tay chơi được bóng chày

20/07/2017 - 07:50
Mất cả 2 bàn tay từ nhỏ do nhiễm khuẩn huyết, cậu bé người Mỹ Zion Harvey, 10 tuổi, xung phong trở thành người đầu tiên phẫu thuật cấy ghép 2 bàn tay vào năm 2015. Đến nay, cậu bé đã có thể tự làm mọi việc, thậm chí là chơi bóng đá, bóng chày.

Khi mới được 2 tuổi, Zion Harvey đã phải cắt bỏ 2 bàn tày và thay thận vì nhiễm khuẩn huyết đe dọa tính mạng. Chính mẹ của em, chị Pattie Ray, đã hiến thận cho con.

Đến 6 năm sau, cơ hội ghép tay mở ra với Zion khi các bác sĩ cho biết trước đây trong ca ghép thận, Zion đã dùng thuốc ức chế miễn dịch để ngăn cơ thể từ chối thận vì vậy em rất phù hợp để thực hiện cấy tay.

cau-be-dau-tien-duoc-ghep-ca-2-ban-tay-thanh-cong-1.jpgZion và bàn tay mới đã thực sự "hòa hợp" sau 1 năm điều trị tích cực.

Vào năm 2015, ca phẫu thuật cấy ghép phức tạp kéo dài 10 giờ đồng hồ với hai bàn tay từ một người đã khuất đã diễn ra thành công.

6 ngày sau ca cấy ghép, Zion đã bắt đầu được trị liệu phục hồi chức năng bao gồm viêc chơi các trò chơi điện tử, luyện các bài tập ngón tay, tập viết hay sử dụng dao và nĩa.

Song song với các buổi phục hồi chức năng là những buổi làm việc với một nhà tâm lý học và nhân viên xã hội để giúp Zion đối phó với việc cấy ghép, đồng thời lên kế hoạch cho sự tái hòa nhập ở trường.

Với những nỗ lực trên, chỉ vài ngày sau phẫu thuật, Zion đã có thể di chuyển ngón tay.

cau-be-dau-tien-duoc-ghep-ca-2-ban-tay-thanh-cong-2.jpgSau 1 năm điều trị, Zion giờ đã có thể sử dụng cánh tay cấy ghép trong mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Và khoảng 6 tháng sau đó, em đã có thể tự ăn và cầm một cây bút để viết. 8 tháng sau phẫu thuật, em đã có thể sử dụng kéo và bút chì màu.

Cuối cùng, sau đúng 1 năm kiên trì luyện tập, Zion cũng có thể xoay một cây gậy bóng chày bằng cả hai tay như mong ước.

Ngoài ra, hình ảnh não bộ cũng cho thấy, não của Zion đã phát triển các đường dẫn để kiểm soát sự di chuyển của tay và ngược lại, các tín hiệu cảm giác chạm từ bàn tay cũng đã được mang trở lại não.

cau-be-dau-tien-duoc-ghep-ca-2-ban-tay-thanh-cong-3.jpgNgoài các buổi phục hổi chức năng, Zion còn tham gia các lớp tâm lý để giúp em tái hòa nhập với cộng đồng.


Tiến sĩ Sandra Amaral thuộc Bệnh viện Nhi ở Philadelphia - nơi Zion đã làm phẫu thuật – cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, phẫu thuật cấy ghép tay là có thể khi được quản lý cẩn thận và được hỗ trợ bởi một nhóm bác sĩ phẫu thuật, các chuyên gia về cấy ghép, các nhà trị liệu, đội phục hồi chức năng và cả các nhà tâm lý học.

Đến nay, 18 tháng sau ca phẫu thuật, cậu bé đã có độc lập hơn và có thể tự thực hiện các hoạt động hàng ngày. Tình hình của cậu bé vẫn tiếp tục được cải thiện khi tiếp tục các buổi trị liệu hàng ngày để tăng cường chức năng tay và hỗ trợ tâm lý-xã hội để giúp giải quyết các yêu cầu đang diễn ra sau ca phẫu thuật”.

Được biết, trước Zion đã từng có nhiều ca phẫu thuật ghép chi nhưng kết quả đều không như dự kiến. Thậm chí, trong một trường hợp tương tự, một thiếu niên giấu tên đã tử vong sau khi gặp những biến chứng nghiêm trọng sau phẫu thuật cấy ghép.

cau-be-dau-tien-duoc-ghep-ca-2-ban-tay-thanh-cong.jpgZion chính là trường hợp cấy ghép hiếm hoi mà không gặp bất kỳ biến chứng nào.

Nói về tương lai của mình sau ca cấy ghép thành công, cậu bé mạnh mẽ Zion chia sẻ: “Cháu rất vui mừng bởi vì bây giờ cháu đã có thể làm được nhiều điều hơn cháu tưởng tượng, như ném bóng đá hay chơi bóng chày. Vì vậy, khi cháu có được bàn tay của mình, nó có cảm giác giống như tìm lại được mảnh ghép cuộc sống mà cháu đã bị mất bấy lâu. Hiện giờ mảnh ghép đó đã ở đây và cuộc đời cháu thật hoàn hảo”.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm