Câu đố Tiếng Việt: "Mình trắng như ngà, đầu đội nón xanh" là cây gì?

Ứng Hà Chi
29/11/2022 - 22:37
Câu đố Tiếng Việt: "Mình trắng như ngà, đầu đội nón xanh" là cây gì?

Ảnh minh họa.

Đố bạn, đó là cây gì?

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp giúp nâng cao khả năng tư duy, mở rộng vốn hiểu biết thì hãy thử ngay trò chơi giải câu đố. Đây cũng một cách giúp tinh thần thư giãn, giải tỏa căng thẳng sau những giờ học tập, làm việc vất vả. Trò giải đố được rất nhiều người yêu thích, không phân biệt độ tuổi.

Còn bây giờ, mời bạn thử sức thử tài với một câu đố trong chương trình Nhanh như chớp. Câu đố có nội dung cụ thể như sau:

"Mình trắng như ngà, đầu đội nón xanh là cây gì?"

Nghe xong câu hỏi, không ít người đứng hình bởi sự hóc búa, khó nhằn. Không hiểu loài cây gì lại có đặc điểm lạ như vậy? Để trả lời được câu đố này, chắc chắn người chơi phải có tư duy nhạy bén cùng khả năng liên tưởng tức thời.

Đáp án cho câu đố trên là: CÂY GIÁ ĐỖ.

Phần thân giá đỗ có màu trắng, phần mầm nảy chồi từ dưới đất có màu xanh mơn mởn nên rất khớp với dữ liệu "trắng như ngà", "đầu đội nón xanh". Câu đố thật tinh quái phải không nào? Nếu bạn chưa trả lời đúng thì cũng đừng buồn nhé! Hãy cố gắng luyện tập thêm để nâng cao khả năng tư duy.

Còn giờ, chúng ta cùng bổ sung kiến thức về giá đỗ nhé! Đây là một thực phẩm được nhiều người yêu thích. Giá đỗ (hay còn gọi là giá, giá đậu, quả giá) là hạt đậu xanh nảy mầm, dài khoảng 3-7cm. Giá đỗ thường được ủ cho nảy mầm từ hạt đậu xanh, một số loại giá đỗ khác từ mầm đậu tương hoặc đậu Hà Lan.

Câu đố Tiếng Việt: "Mình trắng như ngà, đầu đội nón xanh là cây gì?" - Ảnh 2.

Giá đỗ là một món ăn quen thuộc được nhiều người yêu thích. (Ảnh minh họa)

Thông thường 1kg đỗ xanh sẽ làm được một mồi giá cỡ trung bình. Khi làm giá, đỗ xanh sẽ được đãi, rửa sạch, phơi ráo trong bóng râm, loại bỏ hạt xấu. Sau đó, người ta ngâm đỗ trong nồi đất, thau hoặc chậu 3 - 6 tiếng đến khi đỗ trương lên. Khi đỗ đã trương, tiếp tục lấy lá tre gài miệng nồi theo kiểu đan phên cài, sau đó úp nồi xuống nền đất đợi nảy mầm.

Trong một đêm, người làm giá đỗ sẽ đổ thêm nước vào nồi 3-4 lần, mỗi lần cho nước vào khoảng 30 phút rồi chắt nước đi. Khoảng 4-5 ngày sau, giá đỗ sẽ mọc đều, trắng muốt, dài 3-4cm. Tổng trọng lượng của nồi giá đỗ khi đó gấp nhiều lần nguyên liệu mới ủ. Lúc này, thân giá mập mạp, để lâu hơn thì phần thân mọc dài ra và 2 lá mầm tiêu giảm đi khiến giá không còn ngon nữa. Người ta thường sàng sảy cho phần vỏ xanh rời hẳn khỏi 2 lá mầm trước khi sử dụng.

Giá đỗ giàu vitamin, khoáng chất, protein,… nên rất bổ dưỡng cho người dùng. Ăn giá đỗ cũng là một cách để tăng chất dinh dưỡng. Giá đỗ là thành phần quan trọng trong các món ăn như: Bánh xèo, bún bò Nam Bộ, hủ tiếu,… Giá đỗ còn có thể được ăn sống như một loại rau sống hay đem xào, chần sơ khi ăn.

Tuy thực phẩm này rất bổ dưỡng nhưng người dùng cần rửa kỹ và không nên ăn trên 550g giá sống mỗi ngày do có thể có chất độc trong giá sống.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm