Chân dung người phán quyết phế truất Tổng thống Park

12/03/2017 - 06:00
mi hiện đang là tâm điểm của báo chí khi thay mặt tòa công bố quyết định phế truất Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye trước các cáo buộc tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
lee-jung-mi-3.jpg
Phiên tòa công bố quyết định phế truất Tổng thống Park Geun-hye
Ngày 10/3, tất cả 8 thẩm phán thuộc Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã nhất trí bỏ phiếu thông qua việc luận tội Tổng thống Park Geun-hye. Quyền Chánh án Tòa án Hiến pháp Lee Jung-mi đã thay mặt tòa công bố quyết định phế truất Tổng thống Park Geun-hye do các cáo buộc tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
“Những vi phạm Hiến pháp và pháp luật của Tổng thống là sự phản bội niềm tin của người dân và là những hành động nghiêm trọng không thể được tha thứ”, bà Lee Jung-mi kết luận. Bà Lee tuyên bố rằng những ảnh hưởng tiêu cực từ các hành động của Tổng thống là nghiêm trọng, trong khi lợi ích của việc bảo vệ Hiến pháp bằng cách phế truất bà khỏi chức vụ tổng thống là cực kỳ to lớn.
Ngày 10/3, bà Lee Jung-mi là tâm điểm của báo chí khi được lực lượng an ninh hộ tống từ xe tới văn phòng với vẻ mặt căng thẳng. Bà đến lúc 7h50, sớm hơn một giờ so với thông thường giữa bối cảnh an ninh được thắt chặt quanh tòa án Hiến pháp.
lee-jung-mi-4.jpg
Bà Lee Jung-mi đến phiên tòa sớm ngày 10/3
Phiên tòa này được truyền hình trực tiếp nên khiến bà Lee chịu nhiều sức ép hơn. Bởi phiên tòa cực kỳ quan trọng này diễn ra từ khá sớm nên trong lúc vội vàng và căng thẳng, bà Lee Jung-mi đã bước vào Tòa án mà quên không tháo lô cuốn tóc trên đầu.
Sự việc và hình ảnh đặc biệt này ngay sau khi được chụp lại đã nhanh chóng trở thành chủ đề thu hút sự chú ý rất lớn trên mạng xã hội. Cư dân mạng Hàn Quốc đang coi những lô uốn tóc của nữ Thẩm phán Lee Jung-mi là biểu tượng của người phụ nữ cống hiến và làm việc chăm chỉ, nhất là vào ngày mà Tòa án Hiến pháp ra phán quyết phế truất nữ Tổng thống Park Geun-hye. Thậm chí, một số người còn liên hệ câu chuyện này với nữ Tổng thống Park Geun-hye vừa bị phế truất, người đã bận đi làm đầu không lâu sau khi xảy ra vụ chìm phà Sewol khiến hơn 300 người thiệt mạng. Bà Park xuất hiện trong cuộc họp khẩn sau vụ chìm tàu với mái tóc hoàn hảo, bóng mượt.
lee-jung-mi-5.jpg
Bà Lee Jung-mi đã bước vào Tòa án mà quên không tháo lô cuốn tóc trên đầu
Bà Lee chia sẻ: “Mọi người đều biết tầm quan trọng và ảnh hưởng đến sự kỳ vọng người dân trong “phiên tòa thế kỷ” này vì đây là nơi ra phán quyết với Tổng thống, người đứng đầu một quốc gia. Các thẩm phán đều chịu nhiều áp lực, mang trách nhiệm nặng nề trong việc ra phán quyết đúng đắn, công bằng để không làm xáo trộn tình hình chính trị đất nước”.
 
Bà Lee Jung-mi được đánh giá là một người chăm chỉ, tận tụy, công tâm trong công việc. Bà được bổ nhiệm làm thẩm phán năm 2011 bởi Chánh án Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc Lee Yong-hoon dưới thời Tổng thống Roh Moo-hyun. Ngày 1/2 Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã mở phiên họp toàn thể các thẩm phán và bầu thẩm phán Lee Jung-mi làm Quyền Chánh án Tòa án Hiến pháp, thay thế ông Park Han-chul hết nhiệm kỳ công tác ngày 31/1. Bà Lee phải chủ trì các phiên xét xử luận tội Tổng thống Park Geun-hye. Bà Lee Jung-mi cam kết sẽ tiến hành xét xử luận tội Tổng thống một cách công bằng, nghiêm minh.
lee-jung-mi-1.jpg
Bà Lee được bổ nhiệm làm thẩm phán năm 2011
Định kiến giới từ văn hóa Nho giáo vẫn ảnh hưởng sâu rộng ở Hàn Quốc khiến phụ nữ thường bị hạn chế trong các hoạt động xã hội, thiếu cơ hội phát triển. Tuy nhiên, nhiều người theo ngành luật như bà Lee Jung-mi vẫn quyết tâm theo đuổi sự nghiệp.
Bệ phóng của họ nhờ vào sự thay đổi vào năm 1989 khi chính phủ đã ban hành Luật tuyển dụng bình đẳng cho nam và nữ, trong đó quy định: cấm phân biệt đối xử trong tìm việc, tuyển dụng, thăng tiến, về hưu. Năm 2001, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập Bộ Bình đẳng giới với nỗ lực giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới. Đặc biệt, những người làm trong ngành luật luôn được kính trọng bởi với người Hàn Quốc, việc sở hữu một tấm bằng luật sự đồng nghĩa với người đó có sức mạnh trí tuệ và uy tín, là người đại diện cho công lý và có thể xây dựng nên những thay đổi khác biệt trong xã hội.
Ngoài ra, nước này còn xây dựng các chính sách dung hòa gia đình và công việc; luật tạo môi trường thân thiện với gia đình; chính sách giảm nhẹ gánh nặng về nuôi dạy con, thực hiện mở rộng dịch vụ chăm sóc trẻ… Nhờ vậy, số lượng nữ công tố viên, thẩm phán ngày càng gia tăng.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm