Chế độ ăn chay hoàn toàn không hẳn thân thiện với môi trường

17/09/2019 - 19:49
So với chế độ ăn chay tiêu thụ trứng và sữa thì chế độ ăn thịt, cá hay các sản phẩm sữa 1 lần/ngày cũng là một lựa chọn thích hợp, ít gây hại cho môi trường
Nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật của con người góp phần làm trầm trọng thêm vấn đề biến đổi khí hậu trên toàn cầu là điều không thể chối cãi.
 
Tuy nhiên, một báo cáo mới công bố ngày 16/9 cho thấy so với chế độ ăn chay tiêu thụ trứng và sữa, thì chế độ ăn thịt, cá hay các sản phẩm sữa 1 lần/1 ngày cũng là một lựa chọn thích hợp, ít gây hại cho môi trường và nguồn cung nước.
 
 
dairyproductsmilkcottagecheeseeggsyogurt.jpg
Ảnh minh họa. (Nguồn: Yogurt in Nutrition)

 

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận trên căn cứ vào các kết quả phân tích lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính - một trong những tác nhân góp phần đẩy nhanh tốc độ biến đổi khí hậu tại 140 quốc gia (95% nước trên thế giới) và việc sử dụng nước sạch qua 9 chế độ ăn khác nhau, từ 1 bữa không thịt/tuần, không thịt đỏ tới chế độ ăn chay pescatarian (không thịt động vật, song có cá và hải sản) và chay hoàn toàn.
 
Chế độ ăn chay hoàn toàn không phải lúc nào cũng là lựa chọn thân thiện nhất với môi trường vì thực tế nhu cầu nuôi bò lấy sữa làm bơ và phomát - thực phẩm chay, đòi hỏi một lượng lớn năng lượng và diện ích lớn đất đai cũng như các loại phân bón và truốc trừ sâu để trồng mà các hoạt động này đều phát thải khí làm nóng Trái Đất.
 
Trong khi đó, các chế độ ăn cá nhỏ, động vật thân mềm có mức độ ảnh hưởng đến môi trường tương đương chế độ ăn chay thực vật, song lại cung cấp nguồn dinh dưỡng có giá trị cao hơn.
 
Lâu nay, nhiều nhà hoạt động khí hậu và khoa học kêu gọi người tiêu dùng chuyển đổi sang chế độ ăn chay để kiểm soát các yếu tố tác động tới biến đổi khí hậu và giảm thiểu nạn chặt phá rừng do việc chăn nuôi gia súc lấy thịt đòi hỏi nhiều diện tích đất chăn thả và trồng cỏ làm nguồn thức ăn cho gia súc.
 
Tháng trước, một ủy ban khoa học về khí hậu của Liên hợp quốc công bố báo cáo cho biết nông-lâm nghiệp và các hoạt động sử dụng đất đai sản sinh ra tới gần 25% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do con người thải ra trong khoảng thời gian từ 2007-2016.
 
Theo các tính toán, tính trung bình, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ hoạt động sản xuất-chế biến ra một đơn vị thịt bò cao gấp 316 lần so với một đơn vị đậu, 115 lần so với các loại hạt và 40 lần so với đậu nành.
 
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy chương trình cải cách phương pháp sản xuất và tiêu thụ thực phẩm mỗi năm có thể đem lại những cơ hội kinh doanh mới trị giá 4.500 tỷ USD tới năm 2030.
 
Nghiên cứu vạch ra 10 phương hướng chuyển tiếp, bao gồm cả các biện pháp bảo vệ và phục hồi khí hậu cũng như tự nhiên, trao quyền cho các cộng đồng bản địa, thúc đẩy chế độ ăn đa dạng và lành mạnh, giảm rác thải. Những biện pháp này sẽ giúp tiết kiệm 5.700 tỷ USD/năm, nhiều hơn gấp 15 lần so với chi phí đầu tư 350 tỷ USD/năm.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm