Nhiều trẻ trong số trên sinh non, có cha và mẹ bị trầm cảm hoặc chỉ có người cha bị trầm cảm. Theo nhóm nghiên cứu, trầm cảm mới và tái phát ở người mẹ, làm tăng từ 30 đến 40% nguy cơ trẻ sinh non; còn trầm cảm mới ở người cha cũng làm tăng 38% nguy cơ đứa con phải ra đời sớm.
Người cha mắc trầm cảm, dễ khiến đứa con bị sinh non. |
Theo GS Anders Hjern, thuộc Trung tâm Nghiên cứu về Sức khoẻ ở Stockholm (Thuỵ Điển): Người cha bị trầm cảm, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, tác động đến chất liệu di truyền ADN của trẻ và cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng dây rốn. Hơn nữa, người chồng bị trầm cảm cũng tác động xấu đến người vợ khi mang bầu. Các lí do trên khiến đứa trẻ dễ có nguy cơ ra đời sớm hơn.
Từ kết quả nghiên cứu trên, theo các nhà nghiên cứu, nên có chiến lược phòng ngừa sinh non bằng cách tầm soát bệnh trầm cảm ở cả cha lẫn mẹ. Nếu phát hiện bị trầm cảm, cả hai nên hoãn thực hiện kế hoạch có con đến khi điều trị khỏi, tránh ảnh hưởng đến con cái. Các thầy thuốc khuyên rằng, bất cứ ai dự định có thai mà có sự thay đổi về tính khí, cáu gắt, lo âu thì nên đi khám để được tư vấn, giúp đỡ và điều trị.