Chứng bệnh lạ: Dị ứng điện tử

27/04/2016 - 08:00
Ông Dan Reddington mắc căn bệnh dị ứng kỳ lạ: dị ứng điện tử. Mỗi lần xem ti vi ông đều có cảm giác như bị ‘cháy nắng’.
di-ung-dien-tu-1.jpg

Ông Dan Reddington 75 tuổi, ở Broadway, Worcestershire (Anh), cho biết ông bị dị ứng với các đồ dùng điện tử, chúng làm ông có cảm giác khuôn mặt mình bị rát, bỏng. Căn bệnh dị ứng điện tử của ông Dan xuất hiện từ sáu tháng trước và kéo dài đến tận bây giờ. Mỗi khi xem ti vi, sử dụng máy vi tính, hay thậm chí bật hệ thống sưởi đều khiến mặt ông nổi mẩn đỏ.

Ông Dan phải tránh xa các cửa hàng điện tử để tránh cho triệu chứng bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

Bác sĩ tỏ ra vô cùng ngạc nhiên với trường hợp của ông Dan, bởi vì chứng bệnh này chưa được nhận định chính thức.

di-ung-dien-tu-2.jpg

Cuối cùng ông Dan đành tự tìm ra cách khắc phục tình trạng của mình. Để có thể xem ti vi, ông trùm lên mình chiếc áo phông có khoét hai lỗ nhỏ để nhìn, hoặc đeo mặt nạ của thợ hàn, hoặc đeo mặt nạ làm từ giấy bạc.

“Sáu tháng vừa qua tôi không chỉ bị dị ứng ở mặt, triệu chứng này đã lan ra cả cơ thể, thậm chí còn lên trên đầu” – ông Dan cho biết – “Chỉ trong vòng 10 phút xem ti vi hoặc ngồi máy tính, mặt tôi đã bắt đầu nóng rát. Da bị đỏ giống như cháy nắng, tôi cảm thấy toàn thân rất nóng.”

di-ung-dien-tu-3.jpg

“Nó không gây đau đớn nhưng tôi thật sự thấy khó chịu khi mình đổ mồ hôi và mặt thì lúc nào cũng hồng.”

Dù đã thử rất nhiều loại kem bôi nhưng chúng đều không mang lại hiệu quả cho ông Dan. Ông chia sẻ: “Tôi rất thích xem thể thao và dành nhiều thời gian dùng máy vi tính, vì vậy cần có chiếc áo phông với hai lỗ mắt, nó có thể giúp tôi phần nào, nhưng không thể ngăn cản chứng bệnh phát tác. Ông tin rằng phản ứng kỳ lạ này liên quan đến việc tiếp xúc công nghệ, các thế hệ trong tương lai có thể gặp vấn đề tồi tệ hơn.

di-ung-dien-tu-4.jpg
Khi chưa có hy vọng về việc chữa trị căn bệnh này, ông Dan cố gắng kiểm soát triệu chứng bệnh bằng cách hạn chế tiếp xúc với đồ điện tử. “Tôi đã phải thay đổi hoàn toàn cách sống của mình để đối mặt với bệnh này. Không có phương pháp chữa trị, tôi cần làm những gì tốt nhất có thể để không bị “mắc kẹt” với nó.”

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm