Có tình trạng người dân không muốn học nghề

14/01/2016 - 22:46
Theo Tổng Cục dạy nghề (Bộ LĐTB&XH), thực hiện đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2010 - 2015, đã có 4,1 triệu lao động được đào tạo nghề, trong đó có hàng triệu phụ nữ.

Riêng số được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án 1956 khoảng 2,7 triệu người, bình quân mỗi năm cả nước hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho gần 200.000 lao động nông thôn, nghề phi nông nghiệp khoảng 250.000 người...

Trong 5 năm qua đã có hàng triệu phụ nữ được dạy nghề và tạo việc làm

Cũng theo Tổng Cục dạy nghề, hơn 78% lao động sau học nghề đều có việc làm, chỉ có khoảng 22% là khó khăn trong việc tìm kiếm, hoặc chuyển đổi công việc. Tuy nhiên, tại một số địa phương vẫn còn tình trạng người dân không muốn học nghề vì sợ sau học nghề không có việc làm.

Phụ nữ có nghề là có thêm thu nhập để lo cho đời sống của gia đình


Nguyên nhân chính là do việc dạy chưa gắn với nhu cầu thực tiễn của thị trường, không gắn với quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Việc đào tạo nghề và tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn, đặc biệt là ở các vùng miền núi trở nên cấp thiết

Trong 5 năm tới (2016 - 2020), Tổng Cục dạy nghề sẽ đào tạo nghề cho khoảng
5,5 triệu lao động nông thôn, trong đó hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho khoảng 3,2 triệu người. Bình quân mỗi năm, đào tạo nghề cho khoảng 1,1 triệu lao động.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm