Cụ ông 104 tuổi có 'đôi bàn chân Giao Chỉ'

12/01/2016 - 13:51
Bàn chân cụ Nguyễn Đình Phương (Bắc Ninh) xòe ra như cái chổi. Từ khi sinh ra cho đến nay, cụ chưa một lần được đi đôi giày hay đôi dép vừa chân. Suốt 104 năm qua, cụ Phương hầu như chưa từng bị đau ốm.

Cụ Nguyễn Đình Phương (SN 1912) tại xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Cụ có 10 người con, hiện có 6 người con của cụ vẫn còn sống. Người cao tuổi nhất là 82 tuổi và người con út của gia đình cũng đã ngoài 70 tuổi. Tất cả các con của cụ không ai có bàn chân giống cụ.

Các ngon chân trên bàn chân của cụ Phương là đặc trưng của người Giao Chỉ



Năm nay đã bước sang 105 tuổi, nhưng nước da của cụ Phương vẫn hồng nhuận, mái tóc bạc trắng như cước... Cụ tự mình đi lại được quanh nhà và chưa phải nhờ con cháu phục vụ chuyện ăn uống. Trí nhớ cụ còn rất minh mẫn, cụ vẫn có thể kể tên từng người con, cháu trong nhà. Hiện cụ Phương đang ở với người con gái út. 

Năm nay cụ Phương đã tròn 104 tuổi nhưng vẫn khá minh mẫn


Theo ông Nguyễn Đình Thân, người con trai thứ tư của cụ Phương, món ăn cụ thích ăn nhất là cơm nếp ép chặt. Cụ thường ăn cơm nếp chấm với nước mắm và ăn chuối. Cụ có thể ăn cơm nếp cả tháng. "Từ khi tôi lớn lên đến giờ, bố tôi chỉ một lần duy nhất phải ra viện trị bệnh. Từ đó đến nay, tôi chưa thấy cụ ốm bao giờ. Mang tiếng là người có hơn 100 cháu, chắt, chút, nhưng cụ chưa phải nhờ đến con cháu làm việc gì", ông Thân cho biết. 

Hiện cụ Phương có 6 người con còn sống. Người cao tuổi nhất là 82 tuổi, người con út cũng ngoài 70 tuổi.



 Cụ Phương thường kể với con cháu, những năm trước đây, cụ thường gánh gạo, gánh đậu đi bán ở tận thành phố Bắc Ninh. Cụ đi bộ rất giỏi. Từ nhà đến chợ dài khoảng 25-30 km, cụ vẫn đủ sức "quẩy" gánh gạo trên vai nặng 50kg. Cụ đi từ sáng cho đến tối mới về. 

Để đi được dép, các con của cụ Phương phải cắt mũi dép.


Theo thông tin của từ điển bách khoa mở Wikipedia thì Đỗ Hựu trong bộ Thông điển cho rằng: "Giao Chỉ là người Nam, ngón chân cái toạc ra, đứng thẳng hai bàn chân thì ngón chân cái giao vào nhau, cho nên gọi là Giao Chỉ (chỉ là ngón chân cái)". Ý kiến này được nhiều học giả Trung Hoa và Việt Nam chấp nhận.

Bộ Từ nguyên (quyển Tý, trang 141) bác lại ý kiến trên mà cho rằng: "Theo nghĩa cũ bảo hai ngón chân cái giao nhau là Giao Chỉ, nhưng xét đời cổ bên Hy Lạp, có tiếng "đối trụ", có tiếng "lân trụ" để gọi loài người trên thế giới. "Đối trụ" là phía Nam, phía Bắc đối nhau, "lân trụ" là phía Đông, phía Tây liền nhau. Sở dĩ có tên Giao Chỉ là hợp vào nghĩa "đối trụ", vì dân tộc phương Bắc gọi dân tộc phương Nam, cũng như một chân phía Bắc, một chân phía Nam đối nhau, không phải thực là chân người giao nhau".

Món ăn khoái khẩu của cụ Phương là xôi ép chặt như bánh chưng


Các nhà sử học Việt Nam kể từ Nguyễn Văn Siêu, Đặng Xuân Bảng, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh,... đều theo cách giải thích thứ hai này. Năm 1868, bác sĩ Thorel trong đoàn thám hiểm của Doudart de Lagrée đã nhận xét hiện tượng hai ngón chân cái giao nhau là "một đặc điểm của giống người An Nam". Sau này các học giả Pháp khác cũng ghi nhận điều này....

Ngôi nhà cổ của cụ Phương giờ để lại cho người con trai cả là ông Nguyễn Đình Ngạc năm nay cũng đã bước sang tuổi 82



Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm