Cuộc trao đổi điệp viên lớn nhất thời chiến tranh lạnh

21/03/2016 - 07:00
Chiếc cầu Glienicker (Đức) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại. Khó có thể tưởng tượng được, nơi này cách đây 30 năm, vào ngày 11/6/1985, đã diễn ra cuộc trao đổi điệp viên lớn nhất trong cuộc chiến tranh lạnh.
cau.jpg
  Cầu Glienicker trong chiến tranh lạnh là nơi được canh phòng nghiêm mật.

Chiếc cầu Glienicker nằm trên đường từ Berlin đi Potsdam. Trong chiến tranh lạnh, chiếc cầu này là đường biên giới giữa Cộng hòa Dân chủ Đức và Tây Berlin. Vì Mỹ (tính từ khu vực quân quản của Mỹ ở Tây Berlin) và Liên Xô (từ khu vực quân quản của Liên Xô ở Đông Berlin) đều có thể dễ dàng và thuận tiện đến được chiếc cầu này. Hơn nữa, khu vực quanh cầu rất thuận tiện cho công tác bảo vệ nên nó được chọn làm nơi trao đổi điệp viên giữa hai phe Đông và Tây.

Cách đây 30 năm, đại diện cao cấp của Đông và Tây gặp nhau trên chiếc cầu Glienicker nằm trên đường từ Berlin đi Potsdam để trao đổi các điệp viên của 6 nước đang bị giam giữ. Hai bên đã mặc cả với nhau là Mỹ trao trả 4 điệp viên "hạng sang" của phía Đông Âu và phía Đông Âu thả 23 điệp viên của CIA gồm 6 người Ba lan, 1 người Áo và còn lại là người Đông Đức.

Cảnh tượng diễn ra như trong một tác phẩm trinh thám kinh điển. Đúng 12 giờ trưa ngày 11/6/1985, một đoàn xe Mỹ phóng đến từ phía Tây Berlin và dừng lại bên đầu cầu phía Tây. Một trong những chiếc xe đó chở 4 điệp viên Đông Âu. Sáng sớm hôm đó, 4 người này được 1 máy bay quân sự Mỹ trở đến sân bay Tempelhof ở Tây Berlin. Phía bên này cầu một chiếc xe bus mang biển số Cộng hòa Dân chủ Đức với 23 điệp viên CIA đã đợi sẵn.

Sau đó, đại diện phía Mỹ là đại sứ Mỹ ở Tây Đức Richard Burt và đại diện Cộng hòa Dân chủ Đức là luật sư Wolfgang Vogel gặp nhau trên cầu và cùng đi đến chiếc xe buýt đỗ ở đầu cầu phía Đông. Sau khi đại sứ Burt chào hỏi và xác nhận các điệp viên CIA trên xe, họ được phép dời chiếc xe bus Đông Đức và đi khoảng 30 mét vượt qua vạch ranh giới màu trắng giữa cầu và leo lên 1 chiếc xe bus mang biển số Tây Berlin ở phía bên kia. Sau đó, các điệp viên Đông Âu cũng được phép "hồi hương". Đúng 13 giờ, cuộc trao đổi điệp viên lớn nhất thời kỳ chiến tranh lạnh kết thúc.

phi-cong.jpg
 Cuộc trao đổi Phi công Mỹ Francis Gary Powers lái chiếc máy bay do thám U2 bị Liên Xô bắt mở đầu cho vụ trao đổi điệp viên lớn nhất trong chiến tranh lạnh.

Cuộc trao đổi điệp viên này được phôi thai từ năm 1980, dưới bàn tay đạo diễn của Wolfgang Vogel, một luật sư Đông Đức. Từ khi ông dàn xếp thành công vụ trao đổi phi công Mỹ Francis Gary Powers lái chiếc máy bay do thám U2 bị Liên Xô bắn hạ và bắt sống (năm 1960), luật sư Vogel được coi là nhà thương thuyết của Cộng hòa Dân chủ Đức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này. Tính đến khi nước Đức được thống nhất, ông đã dàn xếp để hai bên Đông - Tây trao đổi khoảng 150 điệp viên từ 23 nước.

Năm 1980, ông được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức giao nhiệm vụ tìm mọi cách để phía Mỹ phải trao trả 4 điệp viên hàng đầu của Đông Âu gồm: Marian Zacharski, giám đốc một công ty xuất khẩu của Ba Lan ở Los Angeles, sĩ quan tình báo Ba Lan; Penju Kostadinov, cựu tùy viên thương mại Đại sứ quán Bungari tại Washington; Alfred Zehe, nhà vật lý Cộng hòa Dân chủ Đức và Alice Michelson, công dân Cộng hòa Dân chủ Đức, giao liên của cơ quan tình báo Xô Viết KGB.

Luật sư Vogel đã yêu cầu CIA phải quan tâm đến khoảng 30 điệp viên của CIA đang bị giam giữ tại Cộng hòa Dân chủ Đức. Đó là những điệp viên bị CIA "buông" ngay sau khi họ bị bắt, đơn giản vì họ không phải là công dân Mỹ. Vogel cảnh báo CIA là thân nhân của những điệp viên này có thể ra trước công luận tố cáo CIA đã lợi dụng và nay bỏ rơi người nhà của họ. Sau khi thẩm tra nội bộ, CIA còn phát hiện ra là một trong số những trưởng nhóm CIA đã không báo về trung tâm là các điệp viên trong nhóm đã bị bắt, để một mình bỏ túi số tiền bồi dưỡng của họ.

Vogel đã đàm phán với đại diện bộ ngoại giao và bộ tư pháp Mỹ hàng tháng trời. Đến khi FBI bắt được nhà vật lý học giáo sư Alfred Zehe là điệp viên Cộng hòa Dân chủ Đức, phía Mỹ mới quyết định trao đổi điệp viên. Cùng với điệp viên Alfred Zehe, lúc đó phía Mỹ có trong tay tất cả 4 điệp viên "hạng nhất" của phía Đông Âu để làm cơ sở cho các cuộc đàm phán về trao đổi điệp viên diễn ra sau đó. Các điệp viên CIA được phía Đông Âu trao trả ngày 11/6/1985 được coi là “những con cá nhỏ”, vì thế 23 chú cá như vậy mới đổi được 4 cá lớn của phía Đông Âu.

vu-trao-doi-diep-vien-lon-nhat-3.jpg
 Vụ trao đổi điệp viên lịch sử ngày 10/2/1962.

Chỉ 8 tháng sau đã diễn ra cuộc trao đổi thứ ba và cũng là cuộc trao đổi cuối cùng trên cây “cầu điệp viên” này. 4 người đang ngồi tù ở phía Đông được đổi lấy 5 người đang ngồi tù ở phía Tây.

Cuộc trao đổi điệp viên đầu tiên trên cầu Glienicker được tiến hành ngày 10/2/1962. Trước đó gần 2 năm, ngày 1/5/1960, viên đại úy phi công Mỹ Francis Gary Powers đã lái chiếc máy bay gián điệp U-2 vào không phận Liên Xô và bị tên lửa bắn hạ. Powers nhảy dù thoát chết nhưng bị tòa án Xô Viết xử 10 năm tù giam. Ngày 10/2/1962 Powers được Liên Xô trao trả trên cầu Glieniker để đổi lấy đại tá tình báo Xô Viết Rudolf Iwanowitsch Abel, người được coi là nhà tình báo nổi tiếng nhất thời kỳ chiến tranh lạnh. Năm 1948, Abel đã dùng giấy tờ giả từ Canada nhập cảnh vào Mỹ và rồi 9 năm sau đó, Abel trở thành một trong những kiến trúc sư chính thiết lập một mạng lưới điệp viên Liên Xô ở Mỹ. Sau khi bị bắt tòa án Mỹ đã xử Abel 30 năm tù giam.

vu-trao-doi-diep-vien-lon-nhat-1.jpg
 Cầu Glienicker được công nhận là di sản văn hóa nhân loại.

 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm