Vợ chồng anh Dũng, chị Hương có một đám cưới như mơ sau 10 năm gắn bó. |
Cô dâu có cái tên rất đẹp, Thiên Hương, sinh năm 1980. Không may mắn, năm 13 tuổi, Hương được chẩn đoán mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Từ đó đến nay, Hương làm "bạn"với bệnh viện. Các bác sĩ xác định bệnh tan máu bẩm sinh Hương mắc phải là bệnh lý di truyền do sự thiếu hụt tổng hợp một chuỗi globin trong huyết sắc tố của hồng cầu. Bệnh có đặc điểm chung là gây tan máu thường xuyên dẫn đến thiếu máu mạn tính. Bệnh gặp cả ở nam và nữ. Bệnh không thể điều trị khỏi hẳn mà phải điều trị cả đời.
Hiểu được bệnh mang trong mình nên nhiều năm qua, Hương xác định cuộc sống của mình gắn với bệnh viện là chính.
GS.TS Nguyên Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TƯ làm chủ hôn. |
Thế nhưng, duyên phận lại mỉm cười với Hương, hơn 10 năm trước, vô tình Hương gặp anh Hoàng Dũng, khi đó đang công tác tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy. Viện Huyết học – Truyền máu TƯ nơi Hương điều trị lại nằm trong khu vực của phường anh Dũng công tác.
Những lần gặp gỡ đôi bạn trẻ xích lại gần nhau và tình yêu nảy nở. Hương biết mình mang bệnh, không dám mơ ước hạnh phúc cho bản thân. Với tấm chân tình của anh Hoàng Dũng, Thiên Hương đã gật đầu về sống chung sau 2 năm yêu nhau.
Lúc dọn về sống với nhau, cả hai vấp phải sự cản trở của gia đình, nhất là gia đình anh Dũng. Đó là lý do vì sao đám cưới giữa 2 người không thể diễn ra.
Những lần gặp gỡ đôi bạn trẻ xích lại gần nhau và tình yêu nảy nở. Hương biết mình mang bệnh, không dám mơ ước hạnh phúc cho bản thân. Với tấm chân tình của anh Hoàng Dũng, Thiên Hương đã gật đầu về sống chung sau 2 năm yêu nhau.
Lúc dọn về sống với nhau, cả hai vấp phải sự cản trở của gia đình, nhất là gia đình anh Dũng. Đó là lý do vì sao đám cưới giữa 2 người không thể diễn ra.
Thiên Hương nhớ lại thời điểm mang bầu 7 tháng: “Lúc đó, các bác sĩ lo lắng em không đủ sức khoẻ để sinh con. Tuy nhiên, khao khát được làm mẹ đã giúp em vượt qua bao khó khăn, bệnh tật. Và đây là kết quả của hai chúng em. Cháu bé đã 9 tuổi, khỏe mạnh và may mắn không mắc bệnh di truyền từ mẹ”, đưa mắt nhìn cậu con trai ngồi bên, ánh mắt Hương tràn ngập hạnh phúc.
10 năm gắn bó bên nhau dù chưa làm đám cưới nhưng anh chị Hoàng Dũng – Thiên Hương coi nhau như vợ chồng. Vượt qua bao khó khăn trong cuộc sống, rào cản từ phía gia đình, cả hai chứng minh tình yêu đã chiến thắng bệnh tật. Giờ đây, hai anh chị mở quán bán hàng để tiện cho việc điều trị của Thiên Hương. Cuộc sống tuy không sung túc nhưng gia đình luôn tràn ngập tiếng cười, niềm lạc quan.
Và ngày hôm nay (8/5), nhân Ngày Thalasemia Thế giới, Viện Huyết học - Truyền máu TƯ, Hội tan máu bẩm sinh Việt Nam đã tổ chức đám cưới cổ tích cho anh chị Hoàng Dũng - Thiên Hương. Chủ hôn của đám cưới đặc biệt này là Thầy thuốc Nhân dân, GS.TS Nguyên Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TƯ.
Đám cưới còn có sự có mặt của con trai chung của 2 người cùng đông đảo y, bác sĩ tại Viện.
Con trai Hoàng Dũng - Thiên Hương chứng kiến ngày cha mẹ nên duyên. |
Đám cưới còn có sự có mặt của con trai chung của 2 người cùng đông đảo y, bác sĩ tại Viện.
Một đám cưới đẹp như chuyện cổ tích đã diễn ra ngay tại khuôn viên của Viện Huyết học - Truyền máu TƯ – nơi Hương coi là ngôi nhà thứ hai của mình. GS.TS Nguyên Anh Trí bày tỏ sự khâm phục: "Hạnh phúc của hai bạn hôm nay là sự quyết liệt vượt lên số phận. Tất cả những điều đó là nhờ có tình yêu ".
GS Trí hứa là nếu hai người muốn có thêm một đứa con nữa thì ông và các thầy thuốc của Viện sẽ trợ giúp để cháu bé sinh ra khoẻ mạnh, không có gene Thalasemia.
Việt Nam hiện có hơn 20 nghìn bệnh nhân mắc tan máu bẩm sinh cần được truyền máu thường xuyên. Mỗi năm Việt Nam có 2.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là một trong những bệnh rất phổ biến trên thế giới. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn và có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mang gene bệnh cao, đặc biệt là những dân tộc thiểu số như dân tộc Mường (22%), dân tộc Khmer (28,2%), dân tộc Êđê (32,2%),… Bệnh tan máu bẩm sinh không thể chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh phải sống với nó cả đời. Bệnh có thể phòng ngừa bằng cách không sinh ra trẻ bị bệnh. Đây là điều y học hiện nay có thể làm được bằng cách tư vấn xét nghiệm tiền hôn nhân và tiền sinh sản. Các cặp vợ chồng nên xét nghiệm sàng lọc thalassemia trước khi có thai và làm xét nghiệm sàng lọc thalassemia trước khi kết hôn.
Trong trường hợp, phụ nữ có thai 3 tháng đầu, nếu phát hiện có khả năng mang gên bệnh, cần làm xét nghiệm cho chồng. Nếu cả hai vợ chồng đều mang gen bệnh, cần tiến hành chẩn đoán trước sinh cho thai nhi khi thai được 16 - 20 tuần.
|