'Đảo ngược tình thế' trong buổi phỏng vấn

30/04/2016 - 08:43
Thành công của một buổi phỏng vấn không chỉ nằm ở câu trả lời của bạn mà nó còn nằm ở cách mà bạn hỏi nhà tuyển dụng.

Bạn có biết rằng thời gian cuối mỗi buổi phỏng vấn là thời gian để bạn đặt bất kỳ câu hỏi gì cho nhà tuyển dụng? Và đây cũng là thời điểm bạn cho nhà tuyển dụng thấy khả năng thực sự cũng như niềm đam mê của bạn với vị trí ứng tuyển.

Nếu bạn chưa biết nên đặt câu hỏi như thế nào và hỏi những gì thì một chiến lược đơn giản đảm bảo rằng bạn luôn sẵn sàng để hỏi lại họ, đó là hãy hỏi nhà tuyển dụng chính câu hỏi câu mà họ hỏi bạn.

Bên cạnh đó hãy nhớ rằng khi đã có trong tay những câu hỏi cần thiết cho nhà tuyển dụng, bạn không nên quá máy móc hay cứng nhắc khi hỏi. Hãy tạo ra một bầu không trao đổi thoải mái, tự nhiên, cho họ thấy sự tò mò và muốn tìm hiểu thêm nhiều hơn về công việc.

Dưới đây là 5 câu hỏi phổ biến nhất mà người đi xin việc thường bị hỏi và những câu hỏi tương ứng mà bạn có thể sử dụng để hỏi nhà tuyển dụng.

5-cau-hoi-dao-nguoc-tinh-the.jpg

1. Tại sao bạn lại thích làm việc trong công ty/tổ chức này?

Nhà tuyển dụng muốn biết động lực của bạn đằng sau việc xin việc và những gì bạn đang hy vọng khi làm việc tại đây. Câu hỏi này còn là nhằm tham dò những hiểu biết của bạn về tổ chức/ công ty của họ. Ngoài ra họ cũng muốn biết bạn hứng thú với công việc này tới đâu ngoài việc lương cao hay ăn trưa miễn phí.

Câu hỏi ngược lại: Điều gì khiến anh / chị quyết định làm việc tại đây?

Câu hỏi này thể hiện rằng bạn muốn làm việc ở một công ty/ tổ chức nơi mà mọi người luôn nỗ lực với công việc của bản thân. Từ đó bạn mới có thêm động lực làm việc tại đây. Nếu người đã và đang làm việc tại công ty không đam mê công việc của mình, thì đây là một dấu hiệu cảnh báo đối với bạn.

2. Bạn nhìn thấy bản thân như thế nào trong 5 năm tới?

Nhà tuyển dụng đang muốn hiểu thêm về mục tiêu lâu dài của bạn và biết rõ hơn về mong muốn, nguyện vọng được gắn kết lâu dài với công ty. Tất nhiên họ không bao giờ muốn tuyển một người làm việc hời hợt và không có kế hoạch.

Câu hỏi ngược lại: Anh/ chị thấy tổ chức/công ty sẽ như thế nào trong 5 năm tới?

Đây chắc chắn là một câu hỏi không hề dễ đối với nhà tuyển dụng, tuy nhiên nó lại rất có ích cho bạn và thể hiện sự quan tâm cũng như tầm nhìn của bạn đối với công ty. Có rất nhiều phản ứng bạn có thể bắt gặp khi hỏi nhà tuyển dụng câu hỏi này. Họ có thể sẽ vui vẻ thảo luận về sự phát triển của công ty hoặc chia sẻ về những thay đổi có thể xảy ra trong bộ phận hoặc toàn bộ công ty. Thậm chí với độ khó của câu hỏi này thì chắc chắn sẽ có không ít các nhà tuyển dụng choáng váng với độ liều lĩnh của bạn và không thể đưa ra cho bạn một câu trả lời chính xác.

3. Bạn có thể miêu tả qua về một ngày làm việc điển hình của mình?

Nhà tuyển dụng đang điều tra hai việc. Thứ nhất, họ muốn biết một ngày hiện tại của bạn có liên quan như thế nào đến công việc bạn đang ứng tuyển. Thứ hai, họ đang đánh giá khả năng giao tiếp khi bạn phải tóm tắt nhiệm vụ của mình.

Câu hỏi ngược lại: Anh/chị hình dung như thế nào về một ngày làm việc trong vị trí này?

Đây là một cơ hội tốt để bạn tìm hiểu thêm về cuộc sống và công việc hàng ngày ở vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Nếu nhà tuyển dụng vòng vo và miêu tả một cách chung chung hay nguyên văn như trong thông báo tuyển dụng thì có thể đó là dấu hiệu cho thấy bạn sẽ gặp phải kha khá khó khăn trong những tuần đầu làm việc.

4. Bạn có thể cho tôi biết một lần mà bạn phải đối phó một người khó tính?

Người phỏng vấn đang muốn tìm hiểu cách mà bạn giải quyết xung đột. Tất nhiên, không cần phải quá chi tiết thế nhưng người tuyển dụng muốn nhìn thấy được quá trình giải quyết mâu thuẫn của bạn. Nếu bạn có thể chứng minh khả năng áp dụng thuần thục các kỹ năng mềm thì đây chính là thời điểm tạo nên ấn tượng mạnh mẽ hơn với họ.

Câu hỏi ngược lại: Anh/Chị có thể cho tôi biết cách mà anh/chị giải quyết xung đột trong nhóm làm việc của anh/chị?

Đây là câu hỏi giúp bạn tìm hiểu về phong cách quản lý của nhà tuyển dụng. Hãy lưu ý đặc biệt đến những chi tiết mà họ cung cấp cho bạn: những loại ví dụ mà họ đưa ra; bạn sẽ phải phản ứng như thế nào khi là một phần trong mâu thuẫn đó.

5. Tại sao tôi nên tuyển bạn?

Đây là một câu hỏi rất phổ biến khi bạn đi xin việc. Nhà tuyển dụng muốn xem bạn áp dụng các kỹ năng của bản thân như thế nào để đáp ứng được nhu cầu công việc cũng như đóng ghóp như thế nào cho công ty. Để phản ứng tốt nhất với câu hỏi này, hãy chuẩn bị lý do cụ thể tại sao bạn có thể làm công việc này, cũng như chuẩn bị sự tự tin cần thiết. Hãy xác định rõ ràng rằng kỹ năng nào giúp bạn thành công trong vai trò này.

Câu hỏi ngược lại: Anh/chị có bất kỳ điều gì thắc mắc về trình độ chuyên môn của tôi không?

Đây là thời gian để bạn tìm hiểu xem nhà tuyển dụng có bất kỳ mối quan ngại hay quan tâm gì về người ứng tuyển. Nếu người phỏng vấn chia sẻ bất kể điều gì, hãy giải quyết chúng ngay. Điều này cho thấy bạn không ngại hỏi những câu hỏi khó. Bạn tự tin vào bản thân và bạn không để bụng đến những lời chỉ trích mang tính xây dựng, ngược lại bạn sẽ ghi nhớ và sửa chữa chúng.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm