- Đầy hơi hoặc sưng bụng: Kích thước bụng gia tăng và đầy hơi, quần áo chật hơn, nhất là vùng quanh eo và hông.
- Táo bón và các thay đổi đổi của hệ tiêu hóa
- Đau vùng chậu hông: Luôn cảm thấy khó chịu hoặc đau vùng xương chậu, đôi khi kéo theo đau bụng. Nếu cơn đau âm ỉ hoặc dùng thuốc giảm đau không khỏi thì đây là dấu hiệu cần quan tâm.
- Đau lưng, đặc biệt là lan sang vùng xương chậu.
- Mót đi tiểu hoặc đi tiểu thường xuyên: Người bệnh có cảm giác muốn đi tiểu bất kể giờ giấc, đôi khi chỉ một thời gian ngắn. Nhiều phụ nữ mắc UTBT thường có các dấu hiệu này. Thông thường hiện tượng trên là do cơ sàn chậu yếu hoặc có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Cần quan tâm bởi khi triệu chứng đó không giảm thì rất có thể là dấu hiệu của UTBT.
- Chán ăn hoặc luôn cảm thấy no nhanh sau khi ăn: Đôi khi phụ nữ thấy giảm cân thì mừng nhưng giảm cân không rõ nguyên nhân thì không thể xem thường, nhất là kèm theo dấu hiệu chán ăn.
- Đau đớn khi “yêu”.
- Luôn cảm thấy mệt mỏi và thiếu hụt năng lượng, dấu hiệu cho biết cơ thể đang gặp vấn đề nan giải về sức khỏe.
Chị em hãy cẩn trọng và lắng nghe cơ thể khi có những dấu hiệu sớm của UTBT
5 nhóm nguy cơ
Nguyên nhân cụ thể của UTBT đến nay vẫn chưa rõ nhưng 5 nhóm yếu tố nguy cơ dưới đây được xem là làm tăng bệnh:
- Tuổi tác: Phụ nữ trên 50 có nguy cơ mắc UTBT cao nhất. Điều này không có nghĩa phụ nữ trẻ không mắc bệnh mà nhóm trẻ cũng có các khối u tế bào mầm nhưng hiếm gặp hơn.
- Tiền sử gia đình: Theo các chuyên gia ở Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ) thì nguyên nhân gây bệnh ung thư rất đa dạng, trong đó có cả yếu tố di truyền. Nếu có tiền sử gia đình mắc UTBT, ung thư vú hoặc ung thư đại tràng thì nguy cơ bạn bị mắc UTBT cũng rất cao.
- Quá trình sinh đẻ và kinh nguyệt: Phụ nữ chưa bao giờ sinh con, có kinh nguyệt sớm (trước tuổi 12) và mãn kinh muộn (sau 50 tuổi) cũng thuộc nhóm có rủi ro mắc bệnh cao hơn người bình thường.
- Do thuốc chữa bệnh: Dùng liệu pháp hormone sau mãn kinh hoặc điều trị vô sinh (lâu dài và liều cao) có thể làm tăng nguy cơ UTBT. Một số nghiên cứu phát hiện thấy thuốc tránh thai làm giảm nguy cơ gây bệnh.
- Các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc, béo phì, dùngdụng cụ tránh thai trong tử cung và mắc hội chứng buồng trứng đa nang có có thể làm tăng nguy cơ mắc UTBT.
Biện pháp phòng tránh
Theo Liên minh Phòng chống UTBT Quốc gia Mỹ, mọi người không nên quá lo lắng vì tỉ lệ mắc UTBT không quá cao. Hơn nữa, có 20% phụ nữ bị UTBT được chẩn đoán sớm, do vậy cần đi khám bệnh định kỳ hằng năm để phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh.
Chị em nên sớm đến các cơ sở y tế để khám và xét nghiệm khi có dấu hiệu nghi ngờ UTBT
Các dạng phổ biến nhất của UTBT gồm khối u biểu mô, hình thành trong các lớp mô mỏng bao phủ bên ngoài buồng trứng. Những khối u này xuất hiện trong 90% các trường hợp mắc bệnh. Các dạng hiếm hơn như khối u mô đệm, xuất hiện trong mô hỗ trợ buồng trứng và các khối u tế bào mầm được hình thành trong các tế bào sản xuất trứng.
Hiện chưa có phương pháp sàng lọc tuyệt đối UTBT nên bạn cần có kế hoạch khám phụ khoa, siêu âm và xét nghiệm máu khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Ngoài ra, nên có lối sống tích cực, ăn uống cân bằng, khoa học, duy trì vận động, hạn chế cuộc sống quá tĩnh tại. Nên xây dựng gia đình, sinh con, vừa để duy trì giống nòi, lại có tác dụng hạn chế nguy cơ mắc bệnh và làm cho cuộc sống thêm nhiều ý nghĩa.