Bạn cần có một lý do chính đáng tại sao những chiếc túi Chanel lại luôn đắt hàng đến thế? Câu trả lời nằm ở chỗ nó không chỉ là một chiếc túi hay một phụ kiện làm đẹp, thể hiện đẳng cấp, những chiếc túi Chanel là một khoản đầu tư sinh lời cực khủng cho phái đẹp. Đây là kết quả nghiên cứu mới đến từ trang web chuyên bán lại những chiếc túi xách sang trọng – Baghunter. Tất nhiên, đây chỉ là kết quả từ một trang web, vì vậy các thông tin có thể đang được làm quá để tăng lợi nhuận của cá nhân trang web, và bạn có thể không tin. Nhưng những con số dưới đây ít nhiều cũng khiến bạn bất ngờ về chiếc túi Chanel huyền thoại.
Từ năm 2010 đến năm 2015, giá của túi Chanel tăng hơn 70%. |
Baghunter tập trung nghiên cứu về giá của chiếc túi Flap cổ điển của Chanel từ khi nó ra đời vào năm 1955. Khi chiếc túi này lần đầu tiên có mặt trên thị trường, nó chỉ có giá 220 USD. 35 năm sau, vào năm 1990, Chanel Flap Bag được bán trên thị trường với giá lên đến 1.150 USD, nghĩ là gấp 5,2 lần mức giá ban đầu. Và tính đến thời điểm hiện tại, năm 2016, chiếc túi này trị giá đến 4.900 USD. Nhìn chung, chỉ trong vòng 5 năm từ năm 2010 đến năm 2015, giá của Chanel Flap Bag tăng đến 71,92%, nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của giá nhà đất và chỉ số cổ phiếu S&P 500.
So với tốc độ tăng của giá nhà đất cả chỉ số cổ phiếu cũng như chỉ số lạm phát của nước Mỹ thì ít nhất tốc độ tăng giá của túi Chanel phải gấp 7 lần. |
Có nhiều nguyên nhân lý giải sự tăng giá đột biến này. Có thể Chanel tăng giá do tình hình lạm phát, để tăng lợi nhuận hay để giữ thế độc quyền trên thị trường. Tuy nhiên, có một thực tế cần phải nhìn nhận là giá cả của những chiếc túi Chanel không tăng lên dần đều theo thời gian. Đã có một số năm, giá nó lên rất cao, nhưng tại một số thời điểm, giá của nó vẫn chỉ ‘dậm chân tại chỗ’.
Hãng Chanel cũng đã từng giải thích về sự tăng giá của mình trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Racked vào năm 2014 rằng: “Giống như tất cả các thương hiệu lớn khác, chúng tôi thường xuyên điều chỉnh giá của các sản phẩm để phù hợp với những thay đổi về mẫu mã, chi phí sản xuất, giá nguyên liệu thô và biến động tỷ giá.”.